Doanh nhân Trần Lê Quân là người sáng lập ra Thế giới di động sinh năm 1960. Trong 3 năm từ 2004 - 2007 ông giữ chức vụ Giám đốc của Thế Giới Di Động. Cùng nhau tìm hiểu thêm những thông tin về người đặt ra nền tảng đầu tiên của Thế Giới Di Động - ông Trần Lê Quân qua bài viết dưới đây cùng BATDONGSAN EXPRESS nhé các bạn!

Tiểu sử ông Trần Lê Quân

Ông Trần Lê Quân là một kỹ sư viễn thông, cũng là người đặt đặt ra nền tảng Thế Giới Di Động. Ông nắm giữ giữ chức vụ Giám đốc của Thế Giới Di Động trong 3 năm từ 2004 - 2007. Tuy hiện nay ông không trực tiếp điều hành nhưng ở vai trò là một Thành viên HĐQT độc lập, ông Quân vẫn luôn tận tâm, sát sao trong mọi hoạt động dù lớn hay nhỏ của Công ty.


Nhà đồng sáng lập ra Thế giới di động - Tổng giám đốc Trần Lê Quân

Ông đã góp công lớn trong việc định hướng Công ty. Theo Thế giới di động, ông Trần Lê Quân có tiếng về tầm nhìn xa trông rộng luôn đưa ra giá trị cốt lõi đúng đắn để định hướng phát triển công ty. Không chỉ vậy ông cũng là một người đầu đàn vô cùng hiền lành và nhân ái. Ông Quân hiện tại đang nắm giữ gần 29 triệu cổ phiếu MWG tương đương với 9,42% vốn điều lệ.

Quá trình công tác

  • Từ năm 1983 - 1996: Trung tâm Viễn thông khu vực II - Nhân viên kỹ thuật.

  • Từ năm 1996 - 2001: Sony Ericsson - Quản lý bộ phận kỹ thuật .

  • Từ năm 2001 - 2004: Công ty ANBA - Giám đốc điều hành.

  • Từ năm 2004 - 2007: Thế Giới Di Động - Giám đốc điều hành.

  • Từ năm 2007 - 2010: Thế Giới Di Động - Chủ tịch Hội đồng quản trị.

  • Từ năm 2010 - 05/2014: Thế Giới Di Động - Tổng giám đốc.



Sau 15 năm sáng lập và điều hành ông Trần Lê Quân từ nhiệm tại Thế giới Di động

Tại cuộc họp đại hội cổ đông vào năm 2019, nhà sáng lập TGDĐ - ông Trần Lê Quân là cổ đông cá nhân lớn và đang sở hữu >38,6 triệu cp TGDĐ, tương đương với khối tài sản giá trị gần 3,4 nghìn tỷ đồng đã chính thức từ nhiệm.


Một chi nhánh cửa hàng Thế giới di động

Lý do mà ông Quân đưa ra là bản thân chỉ có vai trò "khai quốc công thần" giai đoạn phát triển ban đầu của TGDĐ đồng thời ông Quân cũng cho biết ông đang có những dự định riêng khi đang dần bước vào tuổi "lục tuần". Cùng với đó, ông Nguyễn Đức Tài cũng thông báo chính thức về việc mình sẽ không còn là Tổng giám đốc của TGDĐ.

Ông Tài chia sẻ, việc từ nhiệm là hết sức bình thường, ông vẫn sẽ điều hành doanh nghiệp trên cương vị của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Đây là điều hết sức bình thường tại nhiều doanh nghiệp lớn hiện tại, khi chức vụ Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc được tách biệt.

Có dự đoán cho rằng, ông Trần Kinh Doanh sẽ là người thay thế vị trí CEO của ông Nguyễn Đức Tài. Ông Trần Kinh Doanh cũng được ông Tài đánh giá là một nhân sự đắc lực có nhiều đóng góp to lớn cho doanh nghiệp ở những lĩnh vực kinh doanh mới.

Sự xuất hiện của hai nhân sự mới trong Hội đồng

Trong cuộc họp Hội đồng quản trị TGDĐ, có sự ra mắt của hai nhân sự mới đến là ông Đoàn Văn Hiểu Em và ông Đào Thế Vinh. Trong đó, ông Hiểu Em đã gắn bó với Thế Giới Di Động kể từ khi doanh nghiệp này mới chỉ có 6 cửa hàng, từ vị trí nhân viên kế toán, sau đó ông dần vươn lên trở thành trưởng ngành hàng.


Tổng Giám đốc Đoàn Văn Hiểu Em trong lễ nhận chức mới

Đến tháng 9/2018, ông Em được đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc chuỗi hệ thống Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh. Bên cạnh đó ông Đào Thế Vinh có lẽ là cái tên vô cùng quen thuộc trong ngành F&B, đến giờ ông đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Golden Gate- đây là đơn vị nắm giữ chuỗi các nhà hàng Kichi-Kichi, Sumobbq, Gogi house, Vuvuzela...Điều đặc biệt ở đây đó là ông Vinh không làm việc cho TGDĐ và đồng thời ông cũng không nắm trực tiếp hay gián tiếp bất kỳ cổ phiếu Thế Giới Di Động nào.

Nhà đồng sáng lập Thế giới Di động- Trần Lê Quân xin từ nhiệm?

Gần đây, thông tin ông Trần Lê Quân, Thành viên HĐQT, đã đề đơn xin từ nhiệm được CTCP Đầu tư Thế giới Di động - MWG công bố từ ngày 21/3. Nguyên nhân vị lãnh đạo này đưa ra là vì lý do cá nhân khiến ông không thể tiếp tục làm tốt nhiệm vụ của mình với tư cách thành viên Hội đồng Quản trị của công ty.Được biết ông Quân nằm trong những thành viên sáng lập Thế giới Di động từ những ngày đầu, khi hệ thống mới chỉ là một vài cửa hàng bán điện thoại nhỏ lẻ.


Thế giới di động trở thành cửa hàng tin cậy của mọi người dân Việt Nam

Cho đến lúc bấy giờ, ông đã là thành viên của HĐQT công ty trong nhiệm kỳ 2016-2019. Đồng thời ông cũng là người lãnh đạo cao nhất của Công ty cổ phần Thế giới Di động, công ty con phụ trách mảng kinh doanh cửa hàng điện thoại của MWG.

Mặc dù đã rút lui khỏi ban điều hành doanh nghiệp,nhưng ông Trần Lê Quân vẫn sở hữu một lượng lớn vốn tại MWG thông qua Công ty TNHH Tri Tâm. Được biết rằng hiện doanh nghiệp này nắm giữ tới gần 40 triệu cổ phiếu MWG, có giá trị tương đương gần 9% vốn doanh nghiệp, đồng thời ông cũng là cổ đông lớn thứ 2 chỉ sau Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư Thế giới Bán lẻ (sở hữu hơn 11%). Ông Đinh Anh Huân, một thành viên sáng lập khác, cũng đã bán cổ phần mà mình sở hữu và quyết định rút lui khỏi Thế giới Di động trước ông Quân khi doanh nghiệp này lên sàn năm 2014. 3 thành viên sáng lập còn lại đều đang giữ các vị trí quan trọng tại công ty. Trong đó, có thể kể đến ông Nguyễn Đức Tài hiện đang là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc; đồng thời ông Điêu Chính Hải Triều có vị trí trong HĐQT và ông Trần Huy Thanh Tùng giờ là Trưởng Ban kiểm soát.


Chủ tịch TGDĐ - Ông Nguyễn Đức Tài

Theo kế hoạch được vạch ra, cuộc họp Đại hội đồng cổ đông của TGDĐ thường niên năm 2019 sẽ được vào chiều ngày 22/3. Nội dung quan trọng được nhắc đến trong cuộc họp sẽ là bầu bổ sung 2 thành viên vào HĐQT công ty bao gồm ông Đoàn Văn Hiểu Em, Tổng giám đốc CTCP Thế Giới Di Động tham gia HĐQT MWG; và ông Đào Thế Vinh tham gia HĐQT độc lập của công ty. Ông Đào Thế Vinh lúc này đang là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CTCP Thương mại Golden Gate, doanh nghiệp có quyền sở hữu nhiều chuỗi nhà hàng ẩm thực nổi tiếng như Kichi-Kichi, Sumobbq, Gogi house, Vuvuzela…

Trong cuộc họp, các cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2019 với gần 110.000 tỷ đồng doanh thu , tăng 25% và hơn 3.500 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 24% so với năm 2018.

Kết quả doanh thu và tổng số hệ thống cửa hàng của TGDĐ từ nam 2014-2020

Trong đó, hoạt động bán lẻ các sản phẩm điện thoại, điện máy mang lại lợi nhuận cao. Riêng ngành điện máy đóng vai trò động lực tăng trưởng chính, mục tiêu là hướng đến 40% thị phần. Ngành điện thoại sẽ tiếp tục duy trì dẫn đầu và đảm bảo mức tăng trưởng tích cực. Công ty sẽ tiếp tục chuyển đổi các cửa hàng TGDĐ thành Điện Máy Xanh. Dự kiến, số lượng cửa hàng Điện Máy Xanh mini năm nay sẽ vào khoảng 150 cửa hàng, nâng tổng số cửa hàng điện thoại và điện máy lên con số 1.9 nghìn cửa hàng.

Trên đây là những thông tin nổi bật liên quan đến ông Trần Lê Quân. Hy vọng bài viết đã cung cấp được những thông tin bổ ích cho mọi người.Cùng ban biên tậpBatdongsan Expresstham khảo thêm thông tin vềdoanh nhân việt nam và thế giới