Đất ruộng có bán được không? Một câu hỏi cũng khá quen thuộc trong thời buổi đô thị hóa như hiện nay đúng không các bạn? Để giúp các bạn tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin có liên quan đến tính pháp lý của loại đất này. Chắc chắn chúng sẽ giúp các bạn giải đáp được một số vấn đề cho mình.

Đất ruộng là gì?

Trước khi trả lời câu hỏi: Đất ruộng có bán được không, có lẽ các bạn hãy cùng tôi tìm hiểu sơ qua loại đất này một chút các bạn nhé. Thực chất, theo quy định của Luật đất đai thì đất ruộng là đất nông nghiệp. Loại đất này được nhà nước giao cho người dân để phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp.

Ngoài đất ruộng thì đất nông nghiệp còn bao gồm nhiều loại đất khác như: Đất rừng, đất chăn nuôi, đất trồng trọt…Nói một cách chính xác thì người ta ví đất nông nghiệp là tài liệu, là đối tượng lao động, là tư liệu để sản xuất cho 2 ngành nông, lâm nghiệp.

Đất ruộng là gì?

Đất ruộng là gì?

Vậy đất ruộng là gì? Thực chất câu trả lời ở trên đã bao hàm cả nội dung về đất ruộng. Tuy nhiên chúng tôi vẫn muốn các bạn hiểu một cách thấu đáo và cụ thể nhất. Nói một cách ngắn gọn thì đất được nhà nước giao cho người dân để trồng lúa. Đây là một loại cây nông nghiệp cho sản lượng cao và Việt Nam là một lượng có thế mạnh về mặt hàng này.

Diện tích đất ruộng tại Việt Nam chiếm một diện tích khá lớn. Thường những diện tích này tập trung ở 3 đồng bằng lớn đó là: Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng Duyên Hải Miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long.

Đất ruộng có bán được không?

Như nội dung chúng tôi đã phân tích ở trên thì đất ruộng là đất nông nghiệp. Theo quy định của pháp luật thì đất nông nghiệp có thể bán, chuyển nhượng, cho thừa kế… cho người khác. Tuy nhiên, việc bán, chuyển nhượng, cho, thừa kế…chỉ thực hiện được khi thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Những quy định đó được quy định cụ thể như sau:

Đối tượng không được mua, nhận chuyển nhượng, nhận cho tặng đất nông nghiệp.

Cụ thể tại Điều 191 của Luật đất đai năm 2013 có quy định rõ những trường hợp không được mua, nhận chuyển nhượng, nhận cho tặng đất nông nghiệp đó là:

  • Những cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư là người Việt Nam đang định cư tại nước ngoài. Hoặc những doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài sẽ không được hưởng quyền lợi trên.

Đối tượng được nhận chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp được quy định như thế nào?

Đối tượng được nhận chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp được quy định như thế nào?

  • Với những tổ chức kinh tế sẽ không được nhận chuyển nhượng về quyền sử dụng đất rừng phòng hộ, đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng của cá nhân, hộ gia đình.
  • Với những cá nhân, hộ gia đình không tham gia vào sản xuất nông nghiệp thì sẽ không được nhận cho tặng, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp.
  • Cá nhân, hộ gia đình sẽ không được quyền lợi trên khi đất nông nghiệp thuộc khu vực trồng rừng phòng hộ hay trong các phân khu được bảo vệ đặc biệt, thuộc khu vực phục hồi sinh thái…

Như vậy, theo các bạn thì đất ruộng có bán được không? Nếu chúng ta không thuộc 1 trong những đối tượng trên thì việc chuyển nhượng sang tên sẽ được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.

Điều kiện để thực hiện sang tên đất nông nghiệp.

Thực tế, muốn sang tên và chuyển nhượng đất nông nghiệp cho một ai đó thì ngoài không thuộc 1 trong 4 đối tượng trên thì Điều 188 của Luật đất đai năm 2013 cũng nói rất rõ vấn đề này. Cụ thể thì đối tượng được chuyển nhượng còn phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

Điều kiện để thực hiện sang tên đất nông nghiệp

Điều kiện để thực hiện sang tên đất nông nghiệp

  • Phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trừ 2 trường hợp đã được quy định rõ tại Điều 188 của Luật đất đai năm 2013, các bạn có thể vào mạng tìm đọc và tham khảo.
  • Điều kiện tiếp theo đó là đất chuyển nhượng không thuộc vào diện đang xảy ra tranh chấp.
  • Tiếp đến là thửa đất đó không thuộc tài sản bị kê biên cho vấn đề thi hành án.
  • Điều kiện cuối cùng là mảnh đất đó phải còn thời hạn sử dụng theo đúng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Như vậy, các bạn đã biết rõ được quy định cũng như điều kiện để thực hiện mua, bán, chuyển nhượng… đất nông nghiệp rồi đúng không nào? Vậy thủ tục, hồ sơ được thực hiện như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp ở phần nội dung sau cac bạn nhé.

Quy trình, thủ tục chuyển nhượng đất nông nghiệp.

Có lẽ đến đây câu hỏi: Đất ruộng có bán được không thực sự đã không làm khó được độc giả đúng không nào? Tuy nhiên, việc tìm hiểu về quy trình, thủ tục cũng rất quan trọng. Nếu chúng ta không nắm rõ quy trình này thì chúng cũng là một trở ngại khiến giao dịch không thành công.

Cụ thể, quá trình chuyển nhượng, sang tên sẽ được tiến hành theo 3 bước đơn giản như sau:

Chuẩn bị hồ sơ chuyển nhượng, sang tên sổ đỏ đất nông nghiệp.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 188 của luật đất đai năm 2013 thì người chuyển nhượng cần chuẩn bị hồ sơ chuyển nhượng gồm những loại giấy tờ sau:

Đối với bên chuyển nhượng cần chuẩn bị:

  • Loại giấy tờ đầu tiên cần phải có đó là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bao gồm cả bản sao có công chứng và bản chính.
  • Tiếp đến là 2 bản sổ hộ khẩu được photo công chứng.

Hồ sơ chuyển nhượng, sang tên sổ đỏ đất nông nghiệp

Hồ sơ chuyển nhượng, sang tên sổ đỏ đất nông nghiệp

  • 2 bản sao CMND hoặc thẻ CCCD của người chuyển nhượng. Trong trường hợp có vợ hoặc chồng thì cần có giấy tờ cá nhân liên quan đến cả 2 người.
  • Có 2 bản giấy đăng ký kết hôn đối với người có gia đình. Còn trường hợp độc thân thì cần phải có xác nhận của chính quyền địa phương về tình trạng hôn nhân.

Đối với những người nhận chuyển nhượng cũng cần chuẩn bị:

  • Có 2 bản sổ hộ khẩu có chứng thực của cơ quan công chứng cấp xã hoặc cấp huyện.
  • 2 bản sao CMND hoặc thẻ CCCD có công chứng của bên nhận chuyển nhượng. Đối với những người có vợ hoặc chồng thì cũng cần chuẩn bị giấy tờ cá nhân của cả 2 người.
  • Tiếp đến là 2 bản sao giấy đăng ký kết hôn có công chứng. Nếu trường hợp còn độc thân thì cần phải xin xác nhận của chính quyền địa phương về tình trạng hôn nhân.

Kê khai và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với cơ quan thuế.

Theo đúng quy định của pháp luật thì việc chuyển nhượng, sang tên sổ đỏ đất nông nghiệp cần phải thực hiện việc kê khai thuế cũng như thực hiện nghĩa vụ tài chính với các cơ quan chức năng của nhà nước. Cụ thể được quy định như sau:

Chỉ thực hiện được chuyển nhượng khi thực hiện nghĩa vụ tài chính

Chỉ thực hiện được chuyển nhượng khi thực hiện nghĩa vụ tài chính

  • Thực hiện việc làm tờ khai đối với lệ phí trước bạ. Theo quy định của Pháp luật thì việc kê khai này sẽ làm theo Mẫu số 01/LPTB. Theo quy định thì tờ khai này cần có 2 bản và do bên mua ký.
  • Loại giấy tờ tiếp theo đó là kê khai thuế thu nhập cá nhân. Văn bản này sẽ được làm theo mẫu số 03/BĐS-TNCN. Nếu là trường hợp bán thì người bán sẽ làm 2 bản, còn trường hợp tặng, cho thì làm 4 bản.

Về số tiền cũng như mức đóng sẽ do cơ quan thuế cung cấp. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo tại Luật đất đai năm 2013 để có thể biết thêm nhiều thông tin liên quan khác. Đến đây thì việc đất ruộng có bán được không hay không bán được đều rất rõ ràng rồi đúng không các bạn?

Nộp hồ sơ chuyển nhượng tới văn phòng đăng ký tại UBND cấp huyện.

Sau khi hai bên đã hoàn tất toàn bộ các thủ tục trên thì bô hồ sơ muốn đầy đủ cần phải có thêm:

  • Đơn đăng ký về biến động có liên quan đến quyền sử dụng đất nông nghiệp. Đơn này đã có mẫu được pháp luật quy định.
  • Tiếp đến là hợp đồng chuyển nhượng có cả bản sao có chứng thực cơ quan công chứng cấp xã hoặc huyện.

Sau khi đã làm xong, hai bên phải tập hợp toàn bộ các giấy tờ có liên quan đến văn phòng đăng ký tại UBND cấp huyện nộp. Trong trường hợp còn thiếu cơ quan sẽ hướng dẫn và hoàn thiện theo yêu cầu. Vậy theo các bạn thì ruộng có bán được không nếu chúng ta không hoàn thiện những loại giấy tờ trên? Đương nhiên câu hỏi này cũng không thể làm khó được bạn đúng không nào?

Hy vọng, với những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết không những đã giúp được các bạn trả lời được câu hỏi: Đất ruộng có bán được không mà còn giải đáp được rất nhiều câu hỏi có liên quan đến đất nông nghiệp. Chắc chắn các bạn sẽ hài lòng khi đọc hết bài viết này.