Thị trường BĐS Sài Gòn sẽ là vệ tinh cho BĐS các địa phương lân cận có cơ hội phát triển
Chính quyền TP.HCM đang nghiên cứu chuyển đổi mục đích sử dụng 1/3 quỹ đất nông nghiệp của thành phố thành đất công nghiệp, dịch vụ, xây dựng đô thị thông minh,… Đây sẽ là cơ sở định hướng phát triển BĐS thành phố trong trung hạn và dài hạn.
Dự báo chỉ ra, quy mô thị trường BĐS TP.HCM thời điểm này đã vượt ra khỏi ranh giới hành chính của thành phố. Và đã có tính lan tỏa cho các địa phương lân cận. Nhất là ở những huyện là những địa phương giáp ranh với thành phố.
Thị trường BĐS TP.HCM sẽ quay về thời điểm tăng trưởng thân tốc.
Nếu trong giai đoạn 2011-2014, tốc độ tăng trưởng của thị trường BĐS TP.HCM là những con số cực kỳ thấp (dưới 1%). Thì đến giai doạn 2014-2017 sự tăng trưởng đã quay trở lại.
Chu kỳ tăng trưởng này vừa được Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) đưa ra. Khi đánh giá về diễn biến thị trường BĐS thành phố trong thời gian 10 năm trở lại đây.
HoREA cho rằng thị trường BĐS có vị trí khá quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia. Nó có quan hệ trực tiếp đến các ngành tài chính tiền tệ, thị ngành xây dựng, thị trường nguyên vật liệu thiết bị, thị trường lao động,…
Theo quy luật phổ biến, thị trường BĐS thường sẽ đi theo hình SIN bất đối xứng. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quan hệ cung-cầu, chính sách, cơ chế điều tiết vĩ mô của nhà nước,…
Bên cạnh đó, HoREA cũng đã đưa ra một motip chung cho giai đoạn phát triển của một thị trường BĐS: Tăng trưởng – ổn định – nóng sốt – đóng băng – trầm lắng – phục hồi và tăng trưởng trở lại.
Trong đó, các giai đoạn mà thị trường BĐS bị khủng hoảng, sốt bong bóng hoặc bị đóng băng đều sẽ có những tác động lớn đến cả nền kinh tế.
Các đối tượng là những doanh nghiệp, ngân hàng, nhà đầu tư, người tiêu dùng và người lao động đều phải chịu tác động của chu kỳ này.
Theo ông Lê Hoàng Châu- Chủ tịch HoREA: Cứ sau mỗi chu kỳ khoảng 5 năm thì quy mô của thị trường sẽ có tốc độ tăng trưởng gần gấp đôi.
Cụ thể trong giai đoạn 2011-1014, tốc độ tăng trưởng trung bình của BĐS TP.HCM là 0,9 %. Nhưng trong giai đoạn 2014-2017 tốc độ này đạt 1,6 lần.
Năm 2016 và 8 tháng vừa qua của năm 2017, thị trường BĐS thành phố đã có dấu hiệu chững lại. Nhất là ở những căn hộ BĐS cao cấp từ 3 phòng ngủ trở lên và BĐS du lịch nghỉ dưỡng. Nhưng nhìn ở tầm vĩ mô thì thị trường vẫn giữ được tốc độ phát triển tương đối ổn định.
Trong giai đoạn 2016-2020, dự báo BĐS TP.HCM sẽ có sự tái cấu trúc mạnh mẽ trong cơ cấu nguồn cung. Cụ thể, các sản phẩm sẽ được tái cấu trúc để giải quyết hiện tượng lệch nguồn cung- cầu đang thiên về phân khúc cao cấp và BĐS du lịch.
Thay vào đó, sẽ chuyển mạnh sang những dự án nhà ở, căn hộ vừa và nhỏ. Có giá bán vừa túi tiền phân khúc bình dân. Vì những đối tượng này số lượng rất đông và đang có nhu cầu thực rất lớn, có tính thanh khoản cao.
Đặc biệt là việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc Hội về thí điểm xử lý nợ xấu. Với khối lượng hiện tại khoảng 300.000 tỉ đồng, trong đó nếu có khoảng 60-70% được đảm bảo bằng BĐS thì nợ xấu sẽ được giải quyết.
Bên cạnh đó, còn giúp tái khởi động lại các dự án BĐS đang có dấu hiệu trì trệ, khai thông thị trường, chuyển nhượng dự án (M&A).
Phân khúc BĐS bình dân được dự báo sẽ tăng nguồn cung do nhu cầu thực còn rất lớn. Mới đây, HoREA đã đã công bố dự báo 2 tháng cuối năm, trong dịp Tết Mậu Tuất và sang năm 2018.
Cụ thể theo dự báo này, thị trường BĐS vẫn còn đang nằm trong chu kỳ của sự phục hồi và tăng trưởng. Nhưng tình trạng chững lại so với năm 2016 sẽ bắt đầu xảy ra.
Theo ông Lê Hoàng Châu: Thị trường BĐS sẽ còn có sự chuyển hướng mạnh sang phân khúc bình dân, đáp ứng nhu cầu thật của đa số người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp. Họ là bộ phận đa số trong hoàn cảnh nền kinh tế nước ta còn ở mức thấp.
Mô hình M&A cũng được dự báo có sự phát triển mạnh
Trong hai tháng cuối năm nay và bước sang năm 2018, HoREA dự báo xu thế hợp tác giữa các doanh nghiệp sẽ là thực trạng tất yếu. Hoạt động mua bán, sáp nhập của doanh nghiệp, chuyển nhượng dự án (M&A) sẽ có sự tăng trưởng mạnh hơn trước đây.
Trong đó, có phần nhờ vào việc triển khai thực hiện tốt Nghị quyết của Quốc hội đề ra về vấn đề xử lý nợ xấu. Dòng vốn đầu tư từ nước ngoài và nguồn kiều hối sẽ vẫn là nguồn lực quan trọng cho nền kinh tế và thị trường BĐS thời gian tới.
Về dự báo có hay không hiện tượng “bong bóng” BĐS trong 2 tháng cuối năm 2017 đến Tết Mậu Tuất và sang năm 2018.
Ông Châu- Chủ tịch HoREA cho rằng: Khó có thể xảy ra, do thị trường sẽ có sự can thiệp, điều tiết ngày hiệu quả của Nhà nước. Và các doanh nghiệp thì vẫn luôn nỗ lực tái cơ cấu đầu tư, định hình lại các sản phẩm để phù hợp hơn với nhu cầu thị trường. Và do các nhà đầu tư thứ cấp ngày càng có tầm nhìn vàam hiểu về thị trường hơn.