Chưa bao giờ tình hình địa BĐS Đà Nẵng rơi vào cảnh như hiện tại. Nhiều nhà đầu tư cho rằng, nghịch cảnh hoạt động của các dự án BĐS trong, ngoài Đà Nẵng như vậy đều có nguyên nhân từ thái độ chỉ đạo của lãnh đạo các địa phương.
Thực trạng hiện nay tại Đà Nẵng, hầu hết các dự án bất động sản bên ngoài thì tấp nập chuyển dịch. Bởi yêu cầu phải bố trí xong đất tái định cư cho người dân trước mùa mưa. Còn những dự án trong khu vực trung tâm lại có vẻ yên tĩnh đến lạ thường.
Có quá nhiều dự án “nằm im”.
Giám đốc một công ty môi giới tại quận Hải Châu đánh giá: Đúng là trong suốt 8 tháng qua các dự án xây dựng trong trung tâm Đà Nẵng đều trong tình trạng bất động thật.
Từ khu vực bờ biển Thanh Bình xuất hiện dự án Mặt trăng xanh, cho đến ngay giữa trung tâm sầm uất với “bộ ba đình đám” một thời là: Đà Nẵng Center, Viễn Đông Meridian Tower và Golden Square,… tất cả đều có 1 điểm chung là ngừng thi công.
Tiêu biểu nhất là khu phức hợp Đà Nẵng Center có vị trí 3 mặt tiền: Phan Chu Trinh – Hùng Vương – Nguyễn Thị Minh Khai. Do công ty địa ốc Vũ Châu Long làm chủ đầu tư. Được bắt đầu khởi công từ tháng 3/2008.Cam kết hoàn thành trong năm 2011, nhưng đến nay chỉ là một cái hố mới đào chưa xây móng.
Và 2 dự án phụ cận là tòa tháp đôi Viễn Đông Meridian Towers được công bố sẽ cao nhất Đà Nẵng (48 tầng), dự kiến hoàn thành năm 2012. Và dự án Golden Square gây tiếng vang một thời dự kiến hoàn thành trong năm 2011. Nhưng cho đến nay thì chưa không có sự thay đổi nào.
Bên cạnh 3 dự án này, còn có sân vận động Chi Lăng. Với dự án biến sân vận động này trở thành khu thương mại phức hợp Thiên Thanh.
Dù đã có chủ trương đầu tư xây dựng từ tháng 8/2014. Song sau sự cố nội bộ của Tập đoàn Thiên Thanh thời gian qua. Nên đến bây giờ vẫn chưa thấy có sự thay đổi nào cấu trúc của sân Chi Lăng. Các hộ dân nằm trong vành đai giải tỏa dự án đều bày tỏ quan điểm là họ vẫn chờ đợi “lệnh di dời”. Có điều không biết khi nào thì mới được ký.
Đi dọc hướng sông Hàn ra biển, người ta còn gặp dự án khu phức hợp Khách sạn Bạch Đằng với 2 tháp cao lần lượt là 20 và 28 tầng; dự án Khu phức hợp Foodinco Plaza dự kiến cao 22 tầng,… đều nằm trong tình trạng “bất động” đã lâu.
Có nên thông cảm cho doanh nghiệp vì nguyên nhân đều là lý do khách quan?
Trao đổi với báo giới, lãnh đạo chính quyền các địa phương đã khẳng định: Sự trì trệ về mặt tiến độ thi công các dự án trong khu vực trung tâm Đà Nẵng thời gian qua là vô lý, khó chấp nhận được.
Có những dự án là bộ mặt thành phố như Viễn Đông Meridian Towers. Trải qua đến ba nhiệm kỳ chủ tịch thành phố (Nguyễn Bá Thanh, Hoàng Tuấn Anh, Trần Văn Minh) đều đốc thúc xây dựng, mà dự án vẫn chỉ nằm trên giấy.
Nhưng lí do là gì ở đây khiến các dự án trì trệ lâu dài như vậy? Nhất là trong bối cảnh hiện nay, nhiều dự án ở Đà Nẵng, các khu đất dự án ven biển… đều được chính quyền địa phương “chiếu cố”. Yêu cầu viết cam kết triển khai nhanh thì sẽ được giúp đỡ.
Đặc biệt gần đây, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng còn có chủ trương lấy phần mặt bằng của dự án bãi xe ngầm Viễn Đông. Đã cam kết hoạt động từ năm 2012 nhưng đến nay chưa hoàn thành, để làm khu chợ tạm cho dự án đầu tư xây dựng chợ Hàn mới. Chợ Hàn, cùng với chợ Cồn là hai dự án được Thành phố rất chú trọng. Vẫn đang trong quá trình tìm kiếm nhà đầu tư và khả năng cuối năm 2014 mới khởi động.
“Vậy thì lý do tại sao các dự án chưa có khả năng đầu tư lại gần như sẽ được thúc trước các dự án đã “nằm lỳ” nhiều năm? Vì sao thành phố không tập trung vào việc thúc giục cho sân vận động Chi Lăng được khởi động làm khu phức hợp. Mà phải tính sang chợ Cồn? Vì sao bãi xe Viễn Đông lại trở thành địa điểm họp chợ tạm cho chợ Hàn chắc chắn sẽ sửa, dự kiến trong năm nay sẽ song? Nếu cứ như vậy thì có khi dự án Viễn Đông sẽ còn “nằm im” đến 2020 ?” Một chủ đầu tư địa phương ấm ức đưa ra quan điểm cá nhân.
Lời giải cho thực trạng này, theo một lãnh đạo địa phương, ở đây chỉ có thể là “châm chước” cho những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải.
Bởi vì, dù có bị chậm tiến độ, nhưng những dự án này đều có vị trí rất quan trọng trong chỉnh thể quy hoạch và kiến trúc đô thị của thành phố. Những thay đổi theo sau các động thái dịch chuyển của chủ đầu tư hay thay đổi mô hình dự án,… Nếu có xảy ra, đều ảnh hưởng phần nào đến cảnh quan, kiến trúc của cả khu vực.
Trong khi các chủ đầu tư vẫn có cam kết duy trì đầu tư dự án, nỗ lực chứng minh đang vượt khó khăn. Đa phần là do những yếu tố khách quan tác động như: khủng hoảng kinh tế, nội bộ trục trặc thì địa phương cũng đành phải “đao hạ lưu tình”.
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư cho rằng, lý giải này của các lãnh đạo chưa thỏa đáng được những bức xúc trong tâm lý nhiều người. Đơn cử như ba dự án ở trung tâm Đà Nẵng. Lãnh đạo địa phương cũng cho biết, dù nhiều lần mời các chủ đầu tư lên để thúc giục về tiến độ. Nhưng nhiều năm qua vẫn chưa có sự biến chuyển nào. Phải chăng đó là những dự án lớn, nhà đầu tư lớn, giá trị kiến trúc lớn,… nên có quyền trì trệ mãi không thôi?