Bản đồ tp HCM hay còn gọi là bản đồ Sài Gòn có một số thay đổi nhỏ sau thời gian quy hoạch của nhà nước. Thành phố HCM là một nớ năng động, có nhiều phát triển vượt bậc và là một trong những trung tâm văn hóa-kinh tế-chính trị cực lớn. Các vấn đề quy hoạch và tầm nhìn tương lai luôn là những yếu tố thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Qua các thông tin đó, mọi người sẽ nắm bắt được hướng phát triển của thành phố trong tương lai và tiềm năng để đầu tư tại đây.
Vị trí địa lý, bản đồ tp HCM mới nhất
Hiện tại, trên bản đồ thì tp HCM được chia thành 5 khu đô thị lớn, bao gồm: khu Đông, khu Tây, khu Nam, khu Bắc và khu trung tâm Sài Gòn.
- Khu trung tâm gồm có: quận 1, quận 2, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận 8, quận 10, quận 11, quận Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Phú Nhuận và quận Bình Thạnh.
- Khu Đông bao gồm: quận 9, quận 2 và quận Thủ Đức
- Khu Nam có: quận 7, huyện Nhà Bè, Cần Giờ và Bình Chánh
- Khu Tây gồm: quận Bình Tân và một phần của huyện Bình Chánh
- Khu Bắc gồm có: quận 12, huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn.
Bản đồ tp hcm được chia thành 19 quận huyện
Về vị trí địa lý thì tp HCM nằm tiếp giáp với Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và Tiền Giang. Tổng diện tích thành phố là hơn 2.095km2, được phân chia thành 19 quận, 5 huyện với 322 phường, xã và thị trấn. Theo điều tra, thống kê dân số năm 2009 thì nơi đây có số dân là 7.123.340 người và có 1.812.086 hộ dân. Thời điểm hiện tại thì chắc chắn con số này đã tăng lên khá nhiều.
Khí hậu tại thành phố HCM thì do nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nên có ai mùa rất rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Tháng 5 đến tháng 11 là mùa mưa và từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau là mùa khô.
Thông tin quy hoạch mới nhất
Thông tin điều chỉnh quy hoạch chung vấn đề xây dựng thành phố, quy hoạch bản đồ tp HCM luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người dân. Theo quy định thì thành phố HCM tức là thành phố trực thuộc Trung Ương sẽ có bản đồ theo tỉ lệ 1/25.000 hoặc bản đồ 1/50.000. Các đồ án quy hoạch phải thể hiện được yếu tố rõ ràng, minh bạch các khu vực nội thị và những khu dự kiến phát triển.
Thông tin đồ án, quy hoạch được công khai minh bạch, rõ ràng các hướng phát triển
Đến năm 2030 tp HCM sẽ hoàn thành mục tiêu gắn kết các vùng đô thị của thành phố và phát triển theo 4 hướng chủ yếu là hạ tầng giao thông để tăng sự liên kết. Trong 4 hướng này chia ra làm 2 chính, 2 phụ. Hai hướng chính là quy hoạch khu vực Đông Bắc có Dĩ An,Bình Dương và Biên Hòa-Đồng Nai và phía phía Nam của Đông Nam.
Giao thông tại các quận 2, quận 9 và Thủ Đức đóng vai trò quan trọng, là cửa ngõ của thành phố. Quận 1 và quận 3 được phát triển lên thành trung tâm mới, gắn với trung tâm hiện hữu và phát triển thêm khi đô thị Thủ Thiêm. Còn lại huyện Củ Chi và Bình Chánh thì được xây dựng quy hoạch theo hướng phát triển hệ sinh thái đa dạng.
Tầm nhìn quy hoạch đến năm 2030
Cho đến năm 2030, mô hình đề án và phát triển tp HCM hướng đến là tập trung-đa cực, bảo đảm sự cân bằng, thích ứng nhanh với điều kiện biến đổi khí hậu. 4 vùng với các trục hành lang kinh tế trọng điểm khác nhau và định hướng phát triển tùy vào các yếu tố đặc thù tự nhiên của vùng cũng như điều kiện cơ sở hạ tầng.
Khu tiểu vùng đô thị trung tâm được biết đến có tốc độ đô thị hóa cao, nổi bật có thế mạnh về công nghiệp, công nghệ chuyên sâu, đào tạo, y tế và là đầu mối giao thương với quốc tế. Tổ chức hệ thống giao thông đồng bộ và tăng cường nhiều khoảng không gian xanh. Duy trì phủ xanh ở dọc sông Sài Gòn, sông Đồng Nai,... nhằm giảm nguy cơ ngập lụt.
Con người cởi mở, dễ hòa nhập
Khu vực phía Nam tỉnh Bình Dương tập trung phát triển các đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ gắn với các trung tâm đầu mối để tạo động lực phát triển cho phía Bắc của các tiểu vùng đô thị trung tâm. Tăng cường, thúc đẩy nghiên cứu về lĩnh vực chuyển giao công nghệ, trung chuyển hàng hóa, y tế, giáo dục,...
Khu vực phía Tây tỉnh Đồng Nai phát triển tổ hợp kinh tế, dịch vụ, công nghiệp đa ngành và công nghệ cao. Đẩy nhanh thương mại và trung chuyển hàng hóa gắn với cảng hàng không quốc tế Long Thành. Phát triển du lịch văn hóa của Cù lao Phố và cảnh quan sinh thái dọc ven sông Đồng Nai.
Khu vực phía Đông tỉnh Long An phát triển và giữ vai trò chính trong việc bảo vệ cảnh quan sinh thái. Là vùng thoát lũ cho các tiểu vùng đô thị trung tâm mỗi mùa mưa lớn. Phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp chế biến nông sản, trung tâm thương mại dịch vụ nhằm giảm tải.
Trên đây là bản đồ tp HCM cũng như những thông tin quy hoạch mới nhất của thành phố. Đây là một trong những vùng trung tâm, nơi phát triển kinh tế-văn hóa trọng điểm của nước ta rất mạnh. Trong tương lai, đây vẫn sẽ là một trung tâm đô thị lớn mạnh và có rất nhiều tiềm năng để khai thác, phát triển hơn nữa.