Dựa vào bản đồ miền Nam, đây là một vùng đất có địa hình phẳng với 17 tỉnh và 2 thành phố kéo dài từ Bình Phước đến Cà Mau. Phía Đông bản đồ Việt Nam là khu vực Đông Nam Bộ với 5 tỉnh thành và 1 thành phố. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long hay Tây Nam Bộ có 12 tỉnh và 1 thành phố Cần Thơ. Để hiểu chi tiết, hãy cùng http://xaydungxhome.vn/ phân tích bản đồ miền Nam.

Đặc điểm địa hình trên bản đồ miền Nam

Dựa vào bản đồ miền Nam thì miền Nam là vùng đất có địa hình khá bằng phẳng có phía tây giáp Vịnh Thái Lan, phía đông nam giáp liền với biển Đông, phía tây và tây bắc giáp với Campuchia và cuối cùng là phía bắc giáp với Nam Trung Bộ.

Miền Nam được chia thành 2 khu vực là Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long (hay là Tây Nam Bộ).

Với độ cao vào khoảng 100 - 200m, khu vực Đông Nam Bộ được cấu tạo chủ yếu từ đất đỏ bazan và đất phù sa cổ. Diện tích sống nước chiếm 6.130.000 ha cùng với 4.000 kênh rạch có chiều dài 5.700 km trên vùng đồng bằng này.

Độ cao trung bình ở khu vực Tây Nam Bộ là 2m được cấu tạo chủ yếu từ đất phù sa mới. Khu vực đồng bằng này có một số núi thấp tại các khu vực tiếp giáp với Tây Nguyên, phía tây tỉnh Kiên Giang và Campuchia.

Miền Nam có 2 con sông lớn nhất là sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Đối với sông Đồng Nai thì con sông này có lượng phù sa thấp, trong khi đối với sông Cửu Long thì con sông này có lượng nước lên đến 4000 mét khối mang theo một lượng lớn phù sa lên đến 100 triệu tấn. Với lượng phù sa này, sông Cửu Long đóng vai trò rất quan trọng cho vùng Tây Nam Bộ.

Khi quan sát bản đồ miền Nam, có thể thấy đây là vùng đất khá thấp với độ cao trung bình chỉ khoảng 5m. Có một số khu vực có đất thấp hơn mực nước biển, bao gồm: tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười và phía tây sông Hậu. Đây là lý do khiến khu vực này bị ngập mặn lên đến 1 ha trong 2 đến 4 tháng.

Đồi núi ở miền Nam bao gồm:

  • núi Bà Rá (Bình Phước) cao 736m
  • núi Chứa Chan (Đồng Nai) cao 839m
  • núi Bao Quan (Bà Rịa - Vũng Tàu) cao 529m
  • núi Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) cao 461m
  • núi Bà Đen (Tây Ninh) cao 986m
  • dãy Thất Sơn (An Giang) và dãy Hàm Ninh (Kiên Giang).

Đặc điểm địa hình trên bản đồ miền Nam

Đặc điểm địa hình trên bản đồ miền Nam

Đặc điểm khí hậu miền Nam

Theo bản đồ miền Nam thì khí hậu miền Nam là kiểu khí hậu đặc trưng nhiệt đới gió mùa và cận Xích Đạo. Miền Nam có nền nhiệt ẩm phong phú, dồi dào ánh nắng, thời gian bức xạ dài với nhiệt độ và tổng tích cao.

Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm ở miền Nam thấp và ôn hòa với độ ẩm trung bình vào khoảng từ 80 đến 82%.

Miền Nam có 2 mùa chủ yếu là mùa khô và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 trong khi mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4.

Khu vực này có lưu lượng mưa hàng năm dao động từ 966 - 1325mm, tương đương trên 70 - 82% tổng lượng mưa trong suốt cả năm. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều giảm dần từ khu vực giáp ranh từ Thành phố Hồ Chí Minh và dần xuống khu vực phía tây và Tây Nam.

Khu vực Đông Nam là nơi có lượng mưa thấp nhất. Nếu khu vực này có xuất hiện cường độ mưa lớn thì lại xảy ra hiện tượng xói mòn ở những vùng đất gò cao. Lượng mưa lớn gây ra cường triều và ngập úng gây ảnh hưởng đến sản xuất ở khu vực này.

Tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, do sự biến đổi khí hậu mà nguồn nước có thể bị tác động rất lớn, đặc biệt là cạn kiệt nguồn nước.

Đặc điểm khí hậu miền Nam

Đặc điểm khí hậu miền Nam

Hệ thống sông ngòi trên bản đồ miền Nam

Hệ thống sông dựa theo bản đồ miền Nam bao gồm:

Sông Vàm Cỏ

Sông Vàm Cỏ bao gồm 2 nhánh là Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây.

  • Vàm Cỏ Đông dài 300 km chảy từ Campuchia xuống Tây Ninh xuống Long An rồi đổ ra cửa Soài Rạp.
  • Vàm Cỏ Tây bắt nguồn từ Campuchia chảy qua Mộc Hóa, sang Thủ Thừa rồi chảy qua cầu Tân An, sau đó chảy qua sông Nhà Bè và đổ ra cửa Soài Rạp.

Sông Tiền và sông Hậu

Tại Phnom Penh Campuchia thì sống Mê Kông được chia ra thành 2 nhánh chảy sang Việt Nam đó là sông Tiền và sông Hậu. Hai con sông này đều chảy ra biển với cùng chiều dài là 250km.

  • Sông Tiền: sông Tiền chảy đến tỉnh Mỹ Tho phân tách ra thành nhiêu con sông khác như sông Mỹ Tho, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên.
  • Sông Hậu: là con sông chảy qua các thị trấn bao gồm Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Trà Ôn (Trà Vinh) trước khi đổ ra biển.

Sông Ông Đốc

Con sông này dài 58km và đổ ra Vịnh Thái Lan. Sông Ông Đốc có rất nhiều rạch.

Sông Trẹm

Sông Trẹm là một chi lưu dài thuộc sông Ông Đốc với chiều dài là 36 km.

Sông Gành Hào

Sông Gành Hào chảy qua hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu trước khi đổ ra biển Đông qua cửa Gành Hào. Đây là con sông đầu mối giao thông nối liền Cà Mau và Bạc Liêu.

Hệ thống sông ngòi trên bản đồ miền Nam

Hệ thống sông ngòi trên bản đồ miền Nam

Đặc điểm kinh tế miền Nam

Kinh tế Đông Nam Bộ

Theo bản đồ miền Nam, Đông Nam Bộ chính là khu vực kinh tế đầu tàu của cả nước nhờ vào địa hình bằng phẳng cùng với sự tập trung đông đúc của dân cư đi cùng cơ sở hạ tầng bậc nhất cả nước.

Lực lượng lao động khu vực này dồi dào với đủ loại ngành nghề đi cùng các lao động có tay nghề và chuyên môn cao. Chính vì vậy mà Đông Nam Bộ là vùng thu hút kinh tế và đón nguồn đầu từ dồi dào từ trong và ngoài nước.

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất đất nước, trong khi đó công nghiệp cũng phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh lân cận. Khi quan sát trên bản đồ miền Nam thì đây là nơi có số lượng nhiều khu công nghiệp nhất trên toàn cả nước.

Kinh tế Tây Nam Bộ

Đây là vị trí kinh tế cuối cùng nằm trên bản đồ nước Việt Nam, nằm tại điểm cực nam của đất nước.

Tây Nam Bộ là vùng đồng bằng lớn nhất nước nhờ sự bồi đắp dồi dào của sông Cửu Long. Nhờ vậy mà đây là vùng đất rất thích hợp cho việc trồng trọt, đặc biệt là lúa nước, các loại cây nông nghiệp và cây ăn trái cùng với việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.

Tuy vẫn còn phải hứng chịu thiên tai lũ lụt nhưng kinh tế khu vực Tây Nam Bộ hoạt động hiệu quả bật nhất đất nước.

Đặc điểm kinh tế miền Nam

Đặc điểm kinh tế miền Nam

Tiềm năng bất động sản miền Nam

Tại khu vực Đông Nam Bộ có mức độ đô thị hóa cao cùng với dân số ngày càng gia tăng nên tiềm năng bất động sản tại lúc nào cũng ở mức cao. Hiện tại ở khu vực này, bên cạnh nhu cầu bất động sản về nhà ở cao thì bất động sản sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phi nông nghiệp luôn có nhu cầu lớn. Điển hình là nhu cầu về địa ốc, văn phòng, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ và các cơ sở hạ tầng khác luôn ở mức cao nhất cả nước.

Còn tại khu vực miền Tây Nam Bộ thì nơi đây cũng là một tiềm năng rất lớn, đặc biệt ở các tỉnh giáp ranh với thành phố Hồ Chính Minh và dần tỏa ra xa, các nơi được đầu tư cơ sở hạ tầng mạnh mẽ. Tại khu vực này, Cần Thơ vẫn là đô thị hấp dẫn nhất với các nhà đầu tư BĐS và hiện nay giá đất tại Tây Đô đã lên mức rất cao và được mong đợi sẽ còn tăng giá trong tương lai gần.

Tiềm năng bất động sản miền Nam

Tiềm năng bất động sản miền Nam

Như vậy, http://xaydungxhome.vn/ vừa chia sẻ đến quý bạn đọc phân tích bản đồ miền Nam. Nhìn chung, miền Nam là khu vực có tiềm năng lớn nhất trên đất nước, bao gồm các tiềm năng về phát triển kinh tế và phát triển bất động sản.