Thị trường bất động sản Việt Nam năm 2013 với những vấn đề lớn có ảnh hưởng trực tiếp vào thị trường, những nhà đầu tư, vào doanh nghiệp,… và cũng là năm đầy khó khăn, sóng gió.
Ngay sau đây cùng nhìn lại 10 vấn đề và những sự kiện lớn có liên quan trực tiếp và ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường bất động sản năm 2013 và sự kỳ vọng mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn trong năm sau.
Một sự hỗ trợ “không thể tốt hơn”…
Cụ thể hoá Nghị quyết 02 của Chính phủ, gói cho vay để hỗ trợ nhà ở của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu được ban hành từ 1/6/2013, có giá trị trong vòng 3 năm, với lãi suất được ấn định là 6%. Không ít chuyên gia đã nhận định rằng đây là một sự hỗ trợ “không thể tốt hơn” cho giới đầu tư vào thời điểm gói tín dụng chính thức có hiệu lực.
Dù gì đi chăng nữa thì mặt bằng thu nhập và khả năng trả nợ những khoản vay không nhỏ mới chính là yếu tố quyết định tới tốc độ giải ngân của gói tín dụng được cho là mang đầy tính này.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính đến giữa tháng 12 năm 2013, giá trị giải ngân gói 30.000 tỷ mới chỉ đạt 555 tỷ đồng, và chiếm chưa đầy 2% tổng giá trị. Sự thất vọng này cũng đã ít nhiều thể hiện ra không chỉ với các đối tượng hưởng thụ mà với ngay cả chính những người làm chính sách và các ngân hàng có tham gia chương trình khi tốc độ giải ngân thực sự quá ì ạch.
Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) – một trong những luật quan trọng với thị trường Việt Nam
Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) vào ngày 29/11/2013 với đại đa số đại biểu tán thành. Luật Đất đai (sửa đổi) bao gồm 14 chương, 212 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014. Đây là một trong những luật quan trọng, có ảnh hưởng rộng lớn tới nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, cho nên phải qua 3 kỳ thảo luận, các đại biểu mới ấn nút thông qua.
Tuy nhiên, bên cạnh những sửa đổi bổ sung về việc thu hồi, trưng dụng, quy hoạch sử dụng đất, khung giá đất,… thì Luật Đất đai (sửa đổi) vẫn tiếp tục khẳng định được quyền sở hữu đất đai toàn dân, do nhà nước làm đại diện chủ sở hữu, đồng thời cũng tái khẳng định việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích của quốc gia, của toàn dân, công cộng.
Cũng có nhiều ý kiến lo ngại, với sự khẳng định về hình thức sở hữu và những lý do thu hồi đất nói trên về cơ bản không thay đổi lắm so với Luật Đất đai 2003, nhiều khả năng những tình trạng tranh chấp, khiếu nại, kiện cáo cũng như sự thiếu công bằng và minh bạch trong lĩnh vực đất đai vẫn sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới.
Người mua nhà ở xã hội sẽ có lợi hơn bao giờ hết bởi sự thay đổi về…
Cùng với việc cho triển khai gói 30.000 tỷ đồng dành cho người có thu nhập thấp để vay tiền mua, thuê nhà thì những tháng cuối năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 188/CP về phát triển nhà ở xã hội chứa nhiều nội dung đáng chú ý theo hướng có lợi cho những người có thu nhập thấp đã và đang sở hữu nhà ở xã hội.
Theo đó, thay vì việc được bán và cho thuê lại sau 10 năm, thì người mua nhà ở xã hội sẽ được chuyển nhượng sau 5 năm sử dụng tính kể từ thời điểm ký hợp đồng với chủ đầu tư. Và ngay cả trong thời gian 5 năm, nếu người dân cần chuyển nhượng thì vẫn có thể bán lại cho nhà nước, các chủ đầu tư hoặc đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội theo quy định pháp luật.
Hàng loạt quy định mới được áp dụng đối với chủ đầu tư nhà ở xã hội
Bên cạnh đó, hàng loạt các quy định mới đã được áp dụng đối với chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội như là việc được nhà nước hỗ trợ, ưu đãi, tiền thuê đất, được miễn tiền sử dụng đất, được áp dụng thuế suất ưu đãi, được hỗ trợ các ưu đãi từ các nguồn như vay vốn của các tổ chức tín dụng,…
Tuy nhiên, Chính phủ cũng đã yêu cầu về giá bán, giá cho thuê nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ngân sách được xác định trên nguyên tắc là tính đủ chi phí vốn đầu tư, cộng với lợi nhuận không vượt quá 10%. Trường hợp dự án cho thuê thì lợi nhuận là không quá 15%. Việc này là để đề phòng khi giá nhà đất tăng và có những chủ đầu tư bán quá giá lên gây lên giá trị ảo cho các dự án cũng như sản phẩm.
Hãy tham khảo thêm những thông tin khác tại: https://xaydungxhome.vn/