Năm 2016 là thời gian dành cho quan sát thị trường địa ốc Việt Nam của những người nước ngoài trước khi đầu tư hấp dẫn thực sự vào các hạng mục trong thị trường bât động sản Việt Nam và được cụ thể hóa bằng sức mua vào của khách hàng.

Hai tháng đầu năm 2016 trôi qua, hầu hết thông số về mặt kỹ thuật ở hai thị trường Bắc – Nam đều khả quan. Sau khi các tư vấn ngoại dự báo một năm 2016 nhiều triển vọng dành cho địa ốc, chúng tôi đã có bản báo cáo khá chi tiết về thị trường bất động sản Việt Nam.

Bất động sản Việt Nam 2016 tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn với người nước ngoài

Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm chỉ 10,06 triệu USD, lĩnh vực Bất động sản đã rơi khỏi nhóm và tụt xuống vị trí thứ 9. Tháng 1 thị trường Bất động sản chỉ có 4 dự án mới và 2 dự án tăng vốn.

Tuy vậy, liên quan tới hành lang pháp lý được điều chỉnh, bổ sung mới đây thì Hiệp hội dự báo Bất động sản Việt Nam 2016 vẫn sẽ tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn đối với người nước ngoài.

Cụ thể, Luật Nhà ở 2014 (có hiệu lực từ 1.7.2015) cho phép người nước ngoài và Việt kiều được mua và sở hữu nhà ở Việt Nam đã ngay lập tức có những tác động tích cực đến thị trường Bất động sản Việt Nam.

Dù là được người nước ngoài chú ý nhiều nhưng thị trường Việt Nam vẫn chưa tạo được sự đột biến

Dẫu vậy, VNREA thừa nhận rằng quy định cho người nước ngoài, Việt kiều mua nhà vẫn chưa thể ngay lập tức tạo ra sự đột biến cho thị trường Bất động sản. Mặc dù có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7, nhưng phải đến cuối tháng 10.2015 mới có nghị định hướng dẫn và ngày 10.12.2015 nghị định mới có hiệu lực.

Từ hiệu quả ban đầu của chính sách quản lý, Hiệp hội đã nêu ra quan điểm, kể từ cuối năm 2014, thị trường Bất động sản tại Việt Nam đã có chuyển biến tích cực so với giai đoạn 3-4 năm về trước, nhất là ở phân khúc nhà ở với lượng lớn các dự án mới đã được tung ra ở hai thị trường lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Đồng thời, nhiều quy định chặt chẽ hơn trong những chính sách mới đã bảo vệ quyền lợi song cũng không kém phần cởi mở dành cho khách hàng như gia hạn thời gian sử dụng đất hay bảo lãnh tín dụng… từ đó đã kích thích lượng cầu không nhỏ đối với thị trường Bất động sản, trong số người mua có cả người nước ngoài.

Phân khúc nào mới là được người nước ngoài quan tâm mạnh?

Sự quan tâm của khách nước ngoài ở khu vực châu Á vào Bất động sản Việt Nam đang ngày càng tăng lên, đặc biệt là khi quy định cho phép cá nhân, tổ chức nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Mặc dù tiềm năng của phân khúc nhà ở dành cho khách nước ngoài đang được đánh giá khá tốt nhưng theo nhiều chuyên gia thì phân khúc này không dành cho nhiều chủ đầu tư.

Lý giải về điều này, VNREA phân tích, người nước ngoài vốn kỹ tính nên các dự án Bất động sản phải đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế thì mới có thể khiến họ quan tâm.

Đồng thời, giá cả đối với khách hàng nước ngoài có thể không quan trọng nhưng vấn đề mà họ đặc biệt quan tâm là an ninh, an toàn, các dịch vụ tiện ích, nhất là về trường học và môi trường sống phải đạt chuẩn quốc tế.

Những thực tế năm 2016 và kỳ vọng đặc biệt tới năm 2018

Thực tế, kể từ thời điểm địa ốc khủng hoảng và trải qua giai đoạn chớm hồi phục trong hai năm qua thì những dự án đáp ứng bộ tiêu chuẩn quốc tế, chỉ đếm được tại hai đầu thị trường Bắc – Nam.

Nhắc tới yếu tố nội tại, VNREA đánh giá, người nước ngoài rất e ngại khi lựa chọn một dự án do cách tiếp thị, tư vấn, hỗ trợ của các chủ đầu tư hay môi giới trong nước đều làm theo kiểu cũ đối với với khách hàng nội địa . Ngoài ra, có một số quy định cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu Bất động sản tại Việt Nam vẫn chưa rõ ràng khiến khách nước ngoài còn băn khoăn, e ngại.

Vậy nên, năm 2016 sẽ là năm khách hàng nước ngoài quan sát diễn biến của thị trường Bất động sản Việt Nam. Kỳ vọng trong những năm tiếp theo, đặc biệt khi các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực từ 2018, người nước ngoài sẽ có thể góp phần tạo nên sự sôi động của thị trường Bất động sản Việt Nam.