Trong đó, thị trường Hoa Kỳ có mức thặng dư lớn nhất với gần 45 tỷ USD, tăng 14 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 45%. Ngược lại, thị trường Trung Quốc có mức thâm hụt lớn nhất với 34,4 tỷ USD, tăng 15,5 tỷ USD, tương ứng tăng 82%.
Một số thị trường có mức thặng dư/thâm hụt thương mại lớn 7 tháng/2021. Nguồn: Tổng cục Hải quan
Về thị trường xuất nhập khẩu trong 7 tháng/2021, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 241,84 tỷ USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm 2020, tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (64,5%) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước.
Trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: châu Mỹ: 78,77 tỷ USD, tăng 35,4%; châu Âu: 41,73 tỷ USD, tăng 17,9%; châu Đại Dương: 7,94 tỷ USD, tăng 45,3% và châu Phi: 4,84 tỷ USD, tăng 29,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Về xuất khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong 7 tháng đạt 186,35 tỷ USD, tăng 26,2%, tương ứng tăng 38,68 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao như điện thoại các loại và linh kiện 29,78 tỷ USD; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 27,56 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác 20,03 tỷ USD; hàng dệt may đạt 18,46 tỷ USD;
Tổng trị giá nhập khẩu trong 7 tháng đạt 188,76 tỷ USD, tăng 35,8%, tương ứng tăng 49,78 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Một số nhóm hàng nhập khẩu chính như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 39,88 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 27,17 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện 10,71 tỷ USD; sắt thép các loại 6,79 tỷ USD;...
Như vậy, tính lũy kế 7 tháng đầu năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước thâm hụt 2,41 tỷ USD
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: