Cây xương rồng: Không đặt trong phòng khách
Thường mỗi loại cây trong phong thủy đều mang một ý nghĩa tốt đẹp cho nhà ở, nhưng cây xương rồng thì hoàn toàn không.
Bởi trong phong thủy, những chiếc gai trên thân cây xương rồng được xem như những mũi tên sẽ bắn trực diện không gian xung quanh căn phòng sẽ làm tiêu tan nguồn năng lượng tốt nếu đặt trong phòng khách, ảnh hưởng đến công việc làm ăn kinh doanh của gia đình nếu đặt trong phòng làm việc và vợ chồng không hòa thuận khi đặt trong phòng ngủ.
Việc đặt cây xương rồng trong nhà còn làm tăng nguồn năng lượng xấu, tích tụ sát khí ảnh hưởng đến sức khỏe, tài lộc và may mắn của gia đình.
Cây xương rồng thường được ưa chuộng trồng ở ngoài ban công, sân vườn,… để xua đuổi nguồn năng lượng xấu từ môi trường xung quanh.
Để thu hút may mắn và tài lộc, không gian phòng khách thích hợp với các loại cây chiêu tài như trúc phú quý, lan quân tử, dứa cảnh nến đỏ,…
Hoa tulip: Không đặt trong phòng làm việc
Mặc dù hoa tulip có nhiều màu sắc sặc sỡ, thích hợp để làm đẹp không gian, nhưng nhiều chuyên gia phong thủy lại cho rằng không nên đặt trong nhà, nhất là phòng làm việc, bởi có thể khiến công danh, sự nghiệp của gia chủ gặp trắc trở.
Ngoài ra, hoa tulip có chất kiềm độc, nếu vô tình động vào sẽ dễ khiến tóc và lông rụng.
Văn phòng thích hợp đặt hoa thủy tiên, cây kim tiền, cây phất dụ hay cây phú quý. Những loại cây này tác dụng tránh tà trừ uế, ngụ ý như ý cát tường và chiêu tài.
Cây liễu, cây dâu, cây đa: Không đặt trong sân hoặc trước cửa nhà
Với hình dáng tán liễu lòa xòa, rũ xuống làm che khuất khu vực lưu thông của căn nhà, làm cho tài lộc không thể đi vào nhà. Các chuyên gia phong thủy còn cho rằng, cây liễu thuộc phần âm, trồng trước cửa sẽ dẫn âm khí vào nhà.
Ở một số nơi, cây dâu thường được trồng trong chậu đặt trước cửa nhà để làm cảnh, nhưng loại cây này hoàn toàn ảnh hưởng đến sinh khí của ngôi nhà. Người dân quan niệm rằng, từ dâu trong tiếng Hán đọc là “tang”, đồng âm với tang tóc, tang thương, biểu hiện của sự không may mắn.
Đối với cây đa, đây là một loài cây linh thiêng, thường được nhìn thấy ở trong miếu, đền thờ,…nhiều nơi dựng cả bàn thờ ở dưới gốc cây đa, là nơi trú ngụ của âm khí, tránh đặt trong sân hoặc trước cửa nhà. Bên cạnh đó, cây đa có gốc to, thô khiến cho địa hình đất đai bên dưới lồi lõm, ghồ ghề, làm mất cân bằng ngôi nhà.
Thông thường, những loại cây vươn cao, thuôn dài rất được ưa chuộng trồng trước cửa nhà như cây cau cảnh, cây tre, cây trúc, cây họ cam, cây vạn niên thanh,…
Cây dạ lan hương, cây tùng: Không đặt trong phòng ngủ
Cây dạ lan hương tạo ra những hạt mùi kích thích xúc giác mãnh liệt, vô cùng nguy hiểm đối với những người mắc bệnh cao huyết áp và tim, không thích hợp đặt trong phòng ngủ.
Tương tự, những cây có mùi như tùng bách cũng tỏa ra hương dầu, dễ khiến người ta cảm thấy buồn nôn. Nếu đặt những loài cây này lâu ngày trong phòng, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe con người, mà còn dẫn tới vận thế không tốt.
Do đó, khu vực phòng ngủ rất được chú trọng trồng những loại cây có khả năng thanh lọc không khí, cung cấp khí Oxy vào ban đêm và có mùi hương nhè nhẹ để làm cho không gian thơm mát, trong lành.
Một số loại cây thích hợp đặt trong phòng ngủ như cây lô hội, cây lưỡi hổ, cây dây nhện, cây oải hương (lavender),…
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: