Ảnh minh họa
Theo đó, tính đến ngày 31/12/2019 có 23 doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài tại 123 dự án, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, trồng cây cao su, khai thác khoáng sản và hàng không.
Tổng số vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài của 23 doanh nghiệp này hiện nay là 12,2 tỷ USD. Trong đó, 3 tập đoàn đầu tư lớn nhất, gồm Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) là 6,8 tỷ USD (chiếm 56%), Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội (Viettel) là 2,99 tỷ USD (chiếm 25%), Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) là 1,4 tỷ USD (chiếm 12%).
Lũy kế đến ngày 31/12/2019, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện các doanh nghiệp là 6,16 tỷ USD, bằng 50,47% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài đăng ký. Trong đó, PetroVietnam chiếm 51%, Viettel chiếm 29% và VRG chiếm 15 %. Như vậy, tổng số vốn 3 doanh nghiệp này đã đầu tư ra nước ngoài chiếm 95% tổng số vốn doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài.
Tuy nhiên, chỉ 87 dự án có báo cáo về doanh thu, lợi nhuận trong năm 2019, các dự án còn lại chưa báo cáo nên Chính phủ cho biết hiện chưa có cơ sở để đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án này.
Về hiệu quả đầu tư, theo báo cáo của Chính phủ, 87 dự án có báo cáo về hiệu quả đầu tư trong năm 2019 ghi nhận tổng doanh thu tại nước ngoài là 7,021 tỷ USD, tăng 27,16% so với năm 2018. Trong đó, 53 dự án có lợi nhuận với mức 565 triệu USD, tăng 39 triệu USD - tương ứng mức tăng 7,42 % so với năm 2018.
Nhưng có 33 dự án ghi nhận kết quả thua lỗ 156 triệu đô la, giảm 201 triệu đô la, tương ứng giảm 56,26% so với năm 2018. Đáng chú ý, có 47 dự án đầu tư ra nước ngoài phát sinh lỗ lũy kế với số lỗ hơn 1,048 tỷ USD.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: