3.200 tỉ đồng và khoảng cách giữa ý định với thực tế

Câu chuyện Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam - một dự án hoành tráng, tầm cỡ quốc gia với tổng diện tích hơn 1.500 héc ta, có nguồn vốn đầu tư 3.200 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước - đã hoang tàn, xuống cấp chỉ bốn năm sau khi hoàn thành xây dựng và tổ chức một số hoạt động lễ hội, khiến dư luận không khỏi đau xót, bất bình.

Câu chuyện Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam - một dự án hoành tráng, tầm cỡ quốc gia với tổng diện tích hơn 1.500 héc ta, có nguồn vốn đầu tư 3.200 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước - đã hoang tàn, xuống cấp chỉ bốn năm sau khi hoàn thành xây dựng và tổ chức một số hoạt động lễ hội, khiến dư luận không khỏi đau xót, bất bình.

Tình cảnh này một lần nữa cho thấy rõ rằng: không phải lúc nào một ý định tốt cũng có thể triển khai thực hiện tốt trong thực tế. Với trường hợp Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam (gọi tắt là Làng), ý định “tập trung tái hiện, gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam” đồng thời “xây dựng một trung tâm du lịch, dịch vụ, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí có quy mô lớn, đồng bộ...”, thế nhưng khi triển khai quy hoạch tổng thể và lập đề án xây dựng thì lại “bỏ quên” những vấn đề căn cơ đặt ra trong thực tế.

Trước nhất, vấn đề nan giải nằm ngay trong cái quy mô hoành tráng, tầm vóc quần thể dự án của nó. Theo quy hoạch hiện tại, Làng có 7 khu chức năng, thì ngoài khu các làng dân tộc (chiếm diện tích 198,6 héc ta) tái hiện không gian văn hóa các dân tộc, khu quản lý điều hành văn phòng (78,5 héc ta) và một phần của khu trung tâm, thì phần diện tích rất lớn của các khu chức năng còn lại chiếm hơn 1.000 héc ta(*) được dành cho các hoạt động du lịch tổng hợp, du lịch sinh thái, du lịch kết hợp mặt nước hồ Đồng Mô (Sơn Tây), thể thao quy mô lớn, dịch vụ vui chơi giải trí. Sự phân bố này đã cho thấy phần nào mục tiêu du lịch, thể thao, giải trí đã lấn át mục tiêu bảo tồn văn hóa các dân tộc và như thế nó đã trở thành một mục tiêu chính, đòi hỏi đầu tư rất lớn. Và điều này làm phân tán nguồn lực, gây khó khăn cho việc đầu tư mục tiêu thứ nhất. Đến đây, vấn đề đặt ra là liệu Nhà nước có cần và có nên bỏ ra một lượng lớn tiền và nguồn nhân sự quản lý không nhỏ để hình thành các khu du lịch, vui chơi giải trí như dự kiến?

Thứ đến, bảo tồn và khai thác giá trị văn hóa từ không gian sống của 54 dân tộc bằng cách quy tụ tất cả về một vùng đất mà đặc điểm thổ nhưỡng, môi trường khác xa (và cách xa) với vùng đất mà các dân tộc ấy đang sinh sống quả là một công việc quá phức tạp, to tát, đòi hỏi nguồn kinh phí đầu tư rất lớn mà kết quả lại tùy thuộc rất nhiều vào tâm lý, lối sống và sự thích nghi - dù là tạm thời - của người dân tộc. Không gian sống của một tộc người trong làng văn hóa du lịch khác hẳn với hiện vật tĩnh ở viện bảo tàng. Một khi thiếu hơi ấm và bàn tay của người dân tộc chủ nhân thì những nhà rông, nhà dài, nhà gươl... chỉ còn là cái xác không hồn, sẽ chóng hư nát và các sinh hoạt, lễ hội độc đáo sẽ dễ dàng bị sân khấu hóa làm biến dạng. Nhưng để duy trì sự có mặt thường xuyên của đồng bào dân tộc ở Làng thì việc tổ chức đưa hàng trăm, thậm chí có khi cả ngàn người từ các vùng cao, vùng xa về sống và biểu diễn văn hóa cộng đồng ở Làng - dù là luân phiên theo nhóm - cũng vượt quá khả năng vận động, quản lý và tài chính của ngành chủ quản.

Gần đây có một số ý kiến đề nghị cần xem xét điều chỉnh quy mô cũng như phương thức đầu tư cho dự án: thay vì đầu tư dàn trải, ôm đồm thì nên tập trung xây dựng hoàn chỉnh một số khu làng dân tộc tiêu biểu cho các vùng miền với hệ thống dịch vụ đầy đủ, song song đó cần tăng cường hợp tác với các địa phương, các công ty du lịch, đẩy mạnh công tác quảng bá các hoạt động, sản phẩm của Làng. Thiết nghĩ, đề nghị này mang tính tích cực nhưng chỉ giới hạn ở việc đầu tư vào khu các làng dân tộc và thực ra cũng không dễ để chọn khu làng dân tộc tiêu biểu. Vấn đề là cần có cái nhìn toàn diện hơn, và trong ý nghĩa đó, cần phải xem xét lại mục tiêu và phương thức thực hiện dự án này. Ở đây, một loạt câu hỏi được đặt ra như: mục tiêu chính yếu khi xây dựng làng là bảo tồn văn hóa các dân tộc hay du lịch, giải trí? Quan hệ giữa hai nội dung hoạt động này như thế nào để hỗ trợ nhau? Đâu là giới hạn quy mô, quy hoạch? Cách nào để đưa người dân tộc về sinh hoạt ở Làng phù hợp nhất? Làm sao “lấy ngắn nuôi dài”? Cách nào để thu hút giới tư nhân đầu tư vào Làng?... Một khi những vấn đề căn cơ ấy chưa có lời giải thỏa đáng thì dù có rót thêm bao nhiêu tiền đi nữa cũng khó lòng duy trì một đại dự án đang xuống cấp nặng như hiện nay chứ chưa nói đến chuyện phát triển.

(*) Đó là các khu chức năng: Khu di sản văn hóa thế giới (46,5 héc ta), Khu công viên bến thuyền (341,53 héc ta), Khu cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô (600,9 héc ta), Khu dịch vụ du lịch tổng hợp (138,89 héc ta).

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24