(NoithatXHome.vn) Lễ hội chùa Keo (Lễ hội mùa Thu) được tổ chức hàng năm vào tháng 9 âm lịch ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đây là truyền thống lâu đời của người dân và được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Hãy cùng Portfolio tìm hiểu về lễ hội chùa Keo ngay bây giờ nhé!
1. Nguồn gốc Lễ hội chùa Keo
Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình,được Không Lộ xây dựng từ năm 1067 tại làng Giao Thủy (tên nôm là làng Keo) bên hữu ngạn sông Hồng. Sau khi Thiền sư Không Lộ qua đời, chùa Nghiêm Quang được đổi tên là Thần Quang Tự.
Chùa có quy mô kiến trúc rộng lớn trên một khu đất khoảng 58.000m². Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”.
Thiết kế nội thất từ cột cờ bằng gỗ chò thẳng tắp cao 25m ở ngoài cùng, đi qua một sân lát đá, khách sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen, cây cảnh tam quan nội với bộ cánh cửa chạm rồng chầu (thế kỷ 16).
Công trình kiến trúc nổi tiếng của chùa là gác chuông treo trên một khánh đá dài 1,20m, tầng hai có quả chuông đồng cao 1,30m đường kính 1m đúc vào thời Lê Hy Tông năm 1686, tầng ba và tầng thượng treo chuông nhỏ cao 0,62m, đường kính 0,69m đúc.
Lễ hội chùa Keo tháng 9 âm lịch hàng năm bắt nguồn từ tục thờ Thiền sư Không Lộ. Đối với người dân Thái Bình, Ðức Thiền sư Không Lộ không chỉ là một vị thiền sư mà còn là vị Thánh có uy tín và có tầm ảnh hưởng lớn.
Hội là một bản diễn xướng lịch sử về hành trạng của Quốc sư Dương Không Lộ, trong đó những sinh hoạt văn hóa, truyền thống nông nghiệp, văn nghệ dân gian hòa quyện vào các nghi thức tôn giáo.
- Tìm hiểu Lễ hội Đền Bà Chúa Kho “cầu tài phát lộc” linh thiêng ở Bắc Ninh
- Khám phá Lễ hội bánh Nam Bộ 2018 – “Cội nguồn chiếc bánh quê hương”
- Tìm hiểu các hoạt động văn hóa tổ chức trong lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
2. Các hoạt động của Lễ hội chùa Keo
Về phần lễ: Lễ hội chùa Keo Thái Bình có nhiều nghi lễ, đáng chú ý là lễ rước kiệu Thánh nhằm biểu thị tấm lòng thành kính và ghi nhớ công lao đối với thánh thần và tổ tiên làng xã.
Qua các nghi lễ đó, dân làng cầu mong thánh thần phù hộ độ trì, che chở cho mùa màng bội thu, cuộc sống an khang thịnh vượng, phát tài phát lộc.
Về phần hội: hoạt động vui hội, như: thi bơi chải, rước thuyền, bắt ếch, tung lưới, thổi cơm, bắt vịt, đập niêu… tạo nên không khí sôi nổi, thấm đượm nét văn hóa đồng quê Bắc Bộ.
Cuối lễ hội còn có nghi lễ chầu thánh, nghi lễ đặc biệt chỉ có ở Lễ hội chùa Keo.
Điệu múa chầu thánh là điệu múa cổ diễn tả bằng điệu chèo cạn và múa ếch vồ. Những động tác khỏe mạnh, dứt khoát hướng về phía thờ thánh, như muốn thể hiện cho thần thánh biết lòng biết ơn vô bờ bến của dân làng đối với ngài.
Hàng năm, tất cả các hoạt động của lễ hội chùa Keo đều được tổ chức bảo đảm tính tôn nghiêm theo đúng phong tục truyền thống, giữ gìn và bảo tồn các giá trị di sản văn hóa.
Ngày nay, Lễ hội cũng là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển du lịch cho tỉnh Thái Bình.
Nếu bạn yêu thích khám phá Lễ hội chùa Keo để tìm về những giá trị văn hóa mỹ nghệ truyền thống thì còn chần chừ gì mà chưa lên kế hoạch cho tháng 9 âm lịch này?
Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của gotrangtri.vn để hiểu về các giá trị truyền thống nhé!
451 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn