(NoithatXHome.vn) Đi dọc khắp đất nước Việt Nam, bạn sẽ bắt gặp nhiều làng nghề truyền thống lâu năm với những sản phẩm độc đáo tinh hoa nơi đây. Và bài viết này, sẽ cùng độc giả khám phá và trải nghiệm làng gốm Lư Cấm có tuổi đời trên 200 năm.
Trải qua nhiều năm hưng thịnh trên những con đường ngõ xóm nhỏ, đây cũng là điểm đến khá thú vị dành cho những ai yêu thích sản phẩm gốm truyền thống lâu đời khi đến với Nha Trang.
Cùng Portfolio khám phá ngay nét văn hóa đặc sắc của làng gốm Lư Cấm các bạn nhé!
1. Tìm hiểu về làng gốm Lư Cấm
Cũng như bao nhiêu làng nghề truyền thống lâu đời khác, làng gốm Lư Cấm thuộc thôn Lư Cấm, Ngọc Hiệp, Nha Trang. Gọi là làng gốm nhưng thực chất gần như cả làng đều làm 1 nghề duy nhất là sản xuất lò đất nung.
Tuy nhiên, chính lò đất nung đã tạo ra bao nhiêu công ăn việc làm cho người dân nơi đây dẫu ngày nay người phố đã chuyển từ bếp củi, bếp lò than sang bếp ga hay bếp điện.
Theo người trong làng kể lại rằng, nghề làm bếp lò có từ cách đây khoảng 200 năm. Khi đó, đường thủy phát triển hưng thịnh.
Làng gốm Lư Cấm lại nằm bên bờ sông Cái sản xuất ra nhiều mặt hàng gốm như: bình hoa gốm, vại, lò, lu….và đã được đưa xuống thuyền để vận chuyển đến nhiều nơi phục vụ cho người dân.
Sau đường thủy, đường bộ phát triển thì lúc này lái buôn về tận làng gốm Lư Cấm để nhập hàng và chào bán.
Gốm Lư Cấm được làm từ chất liệu chính là đất sét Vĩnh Thạnh nên màu sắc đỏ, hồng hào trông khá đẹp mắt và có tuổi thọ cao.
2. Làng gốm Lư Cấm: Quá trình tạo sản phẩm gốm
Về thăm làng nghề gốm Lư Cấm, bạn sẽ thấy khu vực lò gốm luôn luôn nhộn nhịp, đông vui. Chiếc lò đất chỉ với cấu trúc đơn giản như thế nhưng lại trải qua nhiều công đoạn khác nhau mới có thể hoàn thành chúng.
Nguyên liệu chính để làm lò gốm chính là đất sét Vĩnh Thạnh với giá 100.000đ/xe công nông.
Để tạo ra được những sản phẩm lò gốm thì đất sét sẽ được nhào trộn nhồi với nước cho đến nhuyễn. Theo kinh nghiệm của người làng nghề sẽ chia ra những phần nhỏ, mỗi phần sẽ đủ để tạo ra 1 chiếc lò.
- Tìm hiểu Lễ hội chùa Keo truyền thống lịch sử của tỉnh Thái Bình
- Khám phá những nét đặc sắc của lễ vía Bà – núi Bà Đen (Tây Ninh)
- Nét đẹp truyền thống của làng nghề nón lá Quy Hậu – Quảng Bình
Khung lò gốm được làm bằng tôn, lót một lớp tro mỏng để tránh đất sét sẽ dính vào khuôn. Theo mẫu khuôn đầu tiên sẽ là công đoạn tạo dáng lò rồi gắn thêm các quai lò, làm cửa lò và vĩ lót lò.
Lò sau khi được làm xong tùy theo trời nắng gắt hay không mà sẽ được đem phơi từ 24 – 48 giờ sau đó mới đặt vào lò nung.
Lò nung gạch thường được nung liên tục trong vòng 24 giờ bằng củi hay trấu. Khi lò đã chín với màu đất đỏ nổi lên khá đẹp mắt.
Lúc này, cần đợi lò nguội, và gắn vĩ lót vào sau đó đem ra thị trường để tiêu thụ.
Giá một chiếc lò nung bỏ mối chỉ khoảng 8.000đ/ 1 chiếc. Người mua về nếu làm thêm vỏ bọc bằng tôn để tạo được độ bền thì giá sẽ là 18 – 20.000đ/lò.
Làng gốm Lư Cấm đã trở thành cái tên xuất hiện trên bản đồ truyền thống Nha Trang chính là nhờ phần lớn nguyên liệu đất sét Vĩnh Thạnh.
Bởi đất sét Vĩnh Thạnh mang màu sắc đỏ tươi, hồng hào rất đẹp và tạo được tuổi thọ lâu cho sản phẩm lò đất nung.
Và nếu là người muốn khám phá hay tìm hiểu nét văn hóa đặc trưng của địa phương, làng nghề thì không thể bỏ qua làng nghề gốm Lư Cấm.
Và đừng quên cập nhật những xu hướng thiết kế nội thất nhà đẹp cùng gotrangtri.vn bạn nhé!
454 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn