(NoithatXHome.vn) Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa lư – (xưa thường gọi là hội Trường Yên, hay hội Cờ Lau) diễn ra vào các ngày 6,7,8 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Sử sách cho biết: Lễ hội được xem là một quốc lễ, vì đây là nơi, là dịp tưởng niệm các vị hoàng đế, anh hùng dân tộc: Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành.
Hãy cùng Portfolio tìm hiểu dòng chảy lịch sử của dân tộc qua Lễ hội Cố đô Hoa Lư ngay bây giờ nhé!
1. Lịch sử lễ hội Cố đô Hoa Lư
Lễ hội Cố đô Hoa Lư đã được bắt đầu ngay khi nhà Lý dời đô về Thăng Long – và trên nền móng của cung điện Hoa Lư, hai ngôi đền thờ vua Đinh và vua Lê được tạo dựng.
Từ đó cho đến nay, Lễ hội luôn được người dân địa phương cũng như cả nước quan tâm tổ chức một cách cung kính.
Để có được một bức tranh lễ hội như hiện nay là cả một quá trình mà trong đó có sự hòa quyện những sự kiện lịch sử và truyền thuyết dân gian.
Về dự lễ hội Cố đô Hoa Lư, các thế hệ công dân của nước Đại Cồ Việt xưa và nước Việt Nam ngày nay cùng tiếp nối, khơi thêm dòng chảy của lịch sử cộng đồng dân tộc từ hàng nghìn năm trước với sứ mệnh: dựng nước, giữ nước, chấn hưng, phát triển và tự chủ.
2. Lễ rước nước của Lễ hội Cố đô Hoa Lư
Hình thức của lễ hội gồm có: Lễ rước nước, Lễ dâng hương, Lễ rước lửa, Tập trận cờ lau, Tế nữ quan, Kéo chữ, múa rồng lân, thổi cơm thi và những tiết mục biểu diễn, thi đấu quen thuộc đối với nhiều lễ hội truyền thống dân gian khác.
- Tìm hiểu gốm sứ Bình Dương – tinh hoa nghề gốm của dân tộc Việt
- Nhộn nhịp những lễ hội truyền thống đặc sắc cuối năm của Nam Bộ
- Tìm hiểu Lễ hội chùa Keo truyền thống lịch sử của tỉnh Thái Bình
- Tìm hiểu Làng gốm Lư Cấm với sản phẩm độc đáo lò đất nung
- Tìm hiểu Lễ hội Đền Bà Chúa Kho “cầu tài phát lộc” linh thiêng ở Bắc Ninh
- Tìm hiểu nghề làm chuồn chuồn tre tại làng nghề Thạch Xá, Hà Nội
228 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn