“Thương” nhà cổ, phải thấu nỗi khổ của dân

Đường Lâm, Cự Đà - những mảnh đất gắn liền với những truyền thống văn hóa, những làng nghề truyền thống nổi tiếng nơi cửa ngõ thủ đô. Hơn thế, nơi đây còn lưu giữ nhiều ngôi nhà cổ. Nhưng trước sự bào mòn của thời gian và sự quay lưng của con người, những giá trị cổ ấy đang dần mất dạng...

Đường Lâm, Cự Đà - những mảnh đất gắn liền với những truyền thống văn hóa, những làng nghề truyền thống nổi tiếng nơi cửa ngõ thủ đô. Hơn thế, nơi đây còn lưu giữ nhiều ngôi nhà cổ. Nhưng trước sự bào mòn của thời gian và sự quay lưng của con người, những giá trị cổ ấy đang dần mất dạng...
Nhà cổ nép mình bên... kiến trúc hiện đại.

Nơi bảo lưu văn hóa truyền thống…

Làng cổ Đường Lâm, xưa thuộc đất Kẻ Mía, thuộc vùng bán sơn địa ở thị xã Sơn Tây, lưng dựa vào núi Tản, mặt hướng về phía sông Hồng. Đây là vùng đất được bao bọc bởi các con sông Đà, sông Tích. Chỉ riêng ba làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh đã có đến 800 ngôi nhà cổ, được xây chủ yếu bằng đá ong.

Kiến trúc nhà cũng mang đậm dấu ấn của cư dân Việt vùng đồng bằng: Cột trụ và trần nhà thường được làm bằng gỗ xoan, ba gian giữa ngôi nhà được đặt bàn thờ cúng ông bà tổ tiên. Có những ngôi nhà được xây từ năm 1649, 1703... Đường Lâm còn được mệnh danh là mảnh đất hai vua, đất Thánh dưới chân núi Tản với nhiều chứng tích lịch sử.

Cách trung tâm Hà Nội chừng 20km, Cự Đà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai) là một trong số ít ngôi làng còn giữ được vẻ đẹp một thời với những ngôi nhà cổ xây theo lối kiến trúc Pháp. Làng Cự Đà còn nổi tiếng với những nghề truyền thống: Miến dong, tương...

… giờ đã sang tên

Trải qua thăng trầm thời gian và trước làn sóng đô thị hóa, chính con người lại quay mặt với không gian “thiêng” của cộng đồng. Chúng tôi không khỏi chạnh lòng khi thấy ở Đường Lâm hôm nay những ngôi nhà tầng cứ dần mọc lên, còn nhà cổ nép mình lặng lẽ. Lẻ tẻ đây đó là những ngôi nhà trăm tuổi đang bị hạ xuống, những không gian giả cổ được... sắp đặt nhằm hút khách tham quan.

Ông Kiều Văn Thạch - Trưởng ban Công tác mặt trận thôn Đông Sàng - nghẹn ngào: “Thú thực, giờ bảo nhà cổ đúng nghĩa, thì thôn tôi chỉ còn có 1 - 2 ngôi nhà nữa thôi. Không biết đến bao giờ, việc tôn tạo mới hoàn thành, mà tôn tạo rồi để đấy thì sớm muộn gì cũng hỏng cả”...

Ở Cự Đà, cũng dễ nhận ra dấu tích của bàn tay con người trong việc phá vỡ kiến trúc vốn có. Đồng Nhân Cát - xóm được coi là có nhiều nhà cổ nhất - nay cảnh quan cũng dần biến dạng. Ông Vũ Văn Thắng - chủ nhân nhà số 181 xóm Đồng Nhân Cát - cho biết: Nhiều nhà cổ cửa kính đã vỡ hết, cửa sổ bị bịt kín bằng vôi vữa, trần nhà mục nát, chỉ đợi ngày dỡ bỏ!

Nhà số 152 xóm An Lạc của ông Đinh Văn Tường vốn nổi tiếng với những họa tiết đắp nổi, thì giờ, tất cả đều đã bong tróc trước sự bất lực của chủ nhân... Phần vì ông không đủ kinh phí để tôn tạo nhà, phần vì xu hướng đô thị hóa khiến ông cũng không thể “dửng dưng”.

Khi làng cổ hóa phố...

Từ cuối năm 2010 đến đầu năm 2011, sau khi dự án KĐT Thanh Hà được tiến hành, 80% số diện tích đất canh tác ở xã Cự Khê đã được thu hồi cho dự án, mỗi sào đất được định giá đền bù hơn 350 triệu đồng. Số tiền mà nhiều hộ dân ở đây nhận được cũng đến hàng tỉ đồng.

Cũng từ đây, các hộ dân bắt đầu có ý định đập, dỡ các ngôi nhà cổ để cất nhà tầng. Trong đó, chỉ tính riêng trong năm 2011 có tới 200 ngôi nhà xây mới, hoặc thay thế hoặc nằm kề ngôi nhà cũ kỹ.

Theo ông Phạm Hồng Dương - Phó Chủ tịch UBND xã Cự Khê - do người dân có tiền trong tay, trong khi các ngôi nhà cổ đều đã xuống cấp trầm trọng, nên hầu hết đều nảy sinh tâm lý xây nhà mới. Hiện chỉ có thôn Cự Đà còn vài chục ngôi nhà, nhưng chắc chỉ vài năm nữa, nét cổ đó cũng chỉ còn là tiềm thức”. Rồi ông Dương như phân trần: “Xã cũng chỉ biết động viên người dân giữ nhà cổ, chứ cũng không có biện pháp cụ thể nào, bởi chẳng thể dựa vào đâu mà bắt người dân ở mãi trong ngôi nhà cũ kỹ”.

Trong khi ngành văn hóa đang tốn nhiều công sức để bảo tồn, lưu giữ các giá trị truyền thống ở đâu đó thì trớ trêu, hàng chục ngôi nhà cổ ở Cự Đà lại bị lãng quên và có nguy cơ bị nhấn chìm bởi cơn lốc đô thị hóa. Tìm đến căn nhà cổ trên 130 năm tuổi của ông Trịnh Thế Sủng, chúng tôi cũng không khỏi ngỡ ngàng khi ông Sủng cũng bất lực nhìn ngôi nhà cổ của mình đang dần mối mọt và không đủ khả năng để “chạy chữa” cho nó. Ngôi nhà gia đình ông đang sống đã trải qua 4 thế hệ, từng là niềm tự hào của cả làng, thì nay...

Làng xin trả lại danh “cổ”

Khác với Cự Đà, câu chuyện về bảo tồn nhà cổ tại Đường Lâm - ngôi làng cổ được ghi nhận là Di tích quốc gia năm 2005 - lại gây chú ý bởi những tình tiết khác.

Dù đã có cả một bộ quy chế về bảo tồn nhà cổ, trong đó có quy định về việc xây nhà trong khu vực di sản (ban hành năm 2007), tuy nhiên, không ít hộ dân vẫn phá nhà để xây mới. Trong đó, trường hợp nhà bà Hà Thị Khanh - chủ nhân ngôi nhà từng bị cưỡng chế tháo dỡ cuối năm 2010 - rất đáng chú ý, bởi như bà lý giải: “Nếu chỉ cho xây nhà cấp 4 trong khi diện tích đất đai chật hẹp thì gần 10 nhân khẩu gia đình tôi không đủ chỗ để sinh sống. Rồi còn cả con cái dựng vợ, gả chồng, chúng biết ở đâu?”. Thực tế đó cũng là cái khó chung cho nhiều gia đình có nhà cổ tại Đường Lâm.

Hiện Đường Lâm đang được triển khai dự án trùng tu một số ngôi nhà cổ. Tuy nhiên, so với gần 800 ngôi nhà cổ tại đây, thì số lượng nhà được trùng tu không thấm vào đâu. Trong khi đó, công tác quy hoạch tổng thể cho làng cổ vẫn còn mờ mịt.

Ông Nguyễn Văn Thành - Phó Chủ tịch UBND xã Đường Lâm - cho biết: “Ngay khi được công nhận là di tích, chính quyền và các đoàn thể rất chú trọng vận động người dân gìn giữ nhà cổ. Tuy nhiên, cái khó là việc không cho phép xây dựng, cải tạo nhà ở trong khi không có chính sách, quy hoạch kèm theo buộc người dân phải ở trong ngôi nhà xuống cấp, khiến nhiều người muốn trả lại bằng di tích”.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24