Phân biệt nội thất gỗ MDF và veneer

(Gotrangtri.vn) Bạn có để ý là hầu hết tất các các sản phẩm, đồ dùng nội thất của nhà mình thì gỗ là nguyên liệu chủ yếu chiếm ưu thế hay không? Bất kỳ vật dụng nào không nhiều [...]

(NoithatXHome.vn) Bạn có để ý là hầu hết tất các các sản phẩm, đồ dùng nội thất của nhà mình thì gỗ là nguyên liệu chủ yếu chiếm ưu thế hay không? Bất kỳ vật dụng nào không nhiều thì ít cũng sẽ có sự góp mặt của gỗ.

Chính vì sự phổ biến của loại nguyên liệu này mà trên thị trường có không ít mẫu mã, sản phẩm nội thất gỗ làm từ gỗ công nghiệp hoặc gỗ tự nhiên để khách hàng lựa chọn.

Nhiều gia đình để tiết kiệm chi phí nên đã khá tin tưởng chọn mua các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp.

Hiện nay gỗ công nghiệp MDF và veneer là hai loại phổ biến nhất, tuy nhiên làm thế nào để phân biệt được hai chất liệu này, chuyên mục Portfolio sẽ giúp bạn nắm được các đặc điểm đến từ nội thất gỗ MDF và veneer ngay sau đây.

1. Các sản phẩm nội thất gỗ MDF có đặc điểm gì?

noi-that-go-mdf-va-veneer

Gỗ MDF được tạo bởi các loại gỗ vụn, nhánh cây sau đó cho vào máy đập nhỏ, nghiền nát để tạo thành các sợi cenllulo, các sợi này tiếp đó sẽ được đưa qua bồn để rửa trôi tạp chất, khoáng chất hoặc nhựa rồi cho vào máy trộn gồm có: keo + bột sợi gỗ (hay cenllulo) + chất kết dính + parafin wax + thêm chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ để đưa vào tiến hành sản xuất MDF

Sản xuất nội thất gỗ MDF có hai quy trình đó là khô và ướt

Quy trình sản xuất nội thất gỗ MDF khô: Đầu tiên phụ gia sẽ được phun trộn vào bột gỗ khô trong máy trộn để sấy sơ bộ.

Còn bột sợi đã áo keo sẽ được trải ra bằng máy rải, cào thành 2-3 tầng tùy khổ và cỡ dày của tấm. Các tầng này sẽ được chuyển qua máy ép có gia nhiệt. Máy ép sẽ thực hiện ép nhiều lần (độ khoảng 2 lần), lần 1 ép sơ bộ lớp trên, rồi đến lớp 2, lớp 3.

Lần ép 2 sẽ ép cả 3 lớp lại với nhau. Chế độ ép sẽ được thiết lập hợp lý sao cho đuổi kịp hơi nước và làm keo hóa rắn từ từ. Sau khi quá trình ép hoàn tất, ván sẽ được xuất ra, cắt bỏ phần biên rồi chà nhám và phân loại

Quy trình sản xuất nội thất gỗ MDF ướt: Đầu tiên người ta sẽ phun nước vào bột gỗ để kết vón thành dang vẩy.

Sau đó chúng sẽ được cào rải ngay lên mâm ép để ép nhiệt một lần cho đến độ dày sơ bộ. Tấm tiếp đó sẽ được đưa qua cán hơi – nhiệt như bên làm giấy để nén hai mặt cho chặt và rút nước ra

MDF thường được ứng dụng làm các sản phẩm nội thất gỗ gia đình, nội thất gỗ văn phòng, nội thất gỗ khách sạn, trường học, ngoài ra còn có các loại MDF chịu nước có thể dùng ngoài trời trong nơi ẩm ướt, MDF mặt trơn cho phép sơn ngay mà không cần chà nhám nhiều, còn MDF mặt không trơn thì được dùng để tiếp tục dán ván lạng (veneer)

Ưu điểm của nội thất gỗ MDF:

MDF thường được ưa chuộng trong sản xuất nội thất gỗ là bởi đặc tính nhẹ, đặc và phẳng cứng đồng thời cho phép gia công dễ dàng mà không gây tổn hại tới bề mặt. Không chỉ có vậy, MDF còn có thể dễ dàng khớp nối với nhau hơn.

Nhược điểm của nội thất gỗ MDF:

Quá trình gia công MDF có thể gây nguy hiểm nếu không đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động, vởi MDF có chứa urea formaldehyde được sinh ra trong quá trình cắt và chà nhám, nếu không cẩn thận có thể sẽ gây tổn thương mắt và phổi.

Ngoài ra một số loại bụi khác sinh ra trong quá trình gia công MDF cũng khá nguy hiểm, chính vì thế khi sản xuất cần phải trang bị quạt gió, kính mát và mặt nạ cách ly đầy đủ

Các dụng cụ cắt sẽ bị cùn nhanh chóng do MDF có chứa một lượng keo khá lớn

2. Đặc điểm của các sản phẩm nội thất gỗ veneer

noi-that-go-mdf-va-veneer

Gỗ veneer thực chất là gỗ tự nhiên được cắt (bóc ly tâm) thành những lát gỗ dày 0.3 – 0.6mm có bề rộng tùy theo loại gỗ trung bình khoảng 180mm, dài khoảng 240mm, được phơi, sấy khô.

Sản xuất các sản phẩm nội thất gỗ veneer bao gồm các công đoạn:

+ Đầu tiên người ta sẽ dùng một lớp ván nền (thường là HDF, MDF, ván ép hoặc Okal) dày 3mm có phủ keo

+ Tiếp theo các tấm veneer nhỏ sẽ được kết nối thành một tấm lớn theo quy cách chuẩn 1200 x 1400mm bằng keo rồi dán tấm veneer đã nối lên tấm ván nền đã phủ keo.

+ Các lớp gỗ sẽ được ép lại bằng máy cho đến khi dính lại với nhau và phẳng mặt.

Veneer sẽ được dùng máy chà bóng để tạo bề mặt đẹp, cũng như gỗ MDF, gỗ veneer được sử dụng phổ biến làm nội thất gỗ gia đình, nội thất gỗ trường học, nội thất gỗ khách sạn hoặc trang trí nội thất văn phòng…

Ưu điểm gỗ veneer:

– Quá trình thi công đơn giản

– Chi phí thấp hơn gỗ tự nhiên

– Có thể cho phép chế tạo những đường cong như ý theo thiết kế

Vừa rồi là những đặc điểm cơ bản của quy trình sản xuất cùng các ưu, nhược điểm của nội thất gỗ chất liệu MDF và veneer. Quý khách hàng nếu đang có nhu cầu tham khảo các sản phẩm nội thất được chế tạo từ hai loại gỗ này, hãy liên hệ ngay Go Home Luxury để được tư vấn sản phẩm phù hợp nhé

Theo Hà Trang


812 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn

Thiết kế nội thất
Kiến tạo cảm xúc

Chúng tôi tính toán mọi chi tiết để đảm bảo rằng mỗi bản thiết kế nội thất là sự kết nối phù hợp, tối ưu chi phí đem đến sự hài lòng cho khách hàng. 
Giải pháp tư vấn, thiết kế & thi công nội thất của NoithatXHome.vn mang lại sự đơn giản mà tinh tế trong không gian trọn vẹn.

Thẻ bài viết: , ,

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24