Nghề dệt vải lanh của phụ nữ dân tộc Mông ở Sơn La có gì đặc sắc?

(Gotrangtri.vn) – Nghề dệt vải lanh là một trong những nghề thủ công truyền thống của phụ nữ dân tộc Mông ở Sơn La, truyền từ thế hệ nay qua thế hệ khác và lưu giữ đến ngày nay. [...]

(NoithatXHome.vn) – Nghề dệt vải lanh là một trong những nghề thủ công truyền thống của phụ nữ dân tộc Mông ở Sơn La, truyền từ thế hệ nay qua thế hệ khác và lưu giữ đến ngày nay.

Với họ, tấm vải lanh là một vật thể thiêng liêng, mang đậm giá trị tinh thần to lớn.

Hãy cùng Portfolio tìm hiểu về nghề dệt độc đáo này nhé!

Cây lanh trong đời sống của dân tộc Mông

Từ xa xưa, cây lanh được coi là hiện thân của văn hóa dân tộc Mông, gắn bó với đời sống sinh hoạt, tâm linh của đồng bào này.

Từ việc ăn, việc ở, việc mặc… đến các tín ngưỡng thờ cúng như lễ hội, tang ma, cưới hỏi, và các phong tục tập quán khác đều có sự hiện diện của cây lanh.

Người Mông dùng lanh như một thức phụ gia cho một món ăn nào đó để tăng sự hấp dẫn cho món ăn, thậm chí lanh còn là là thứ nguyên liệu để ăn kèm chữa bệnh.

Họ cũng dùng sợi lanh để thay thế cho lạt để buộc các kèo và xà với nhau, các cánh cửa, những tấm ván ghép thành tường… khi làm nhà trình tường. 

Vai trò của cây lanh đối với người Mông còn thể hiện rõ nét ở trang phục của đồng bào, nhất là trang phục của phụ nữ.

Khi nhắc đến người Mông, mọi người thường nghĩ đến chiếc váy bằng vải lanh với những đường nét, màu sắc hoa văn đặc trưng không thể lẫn với một loại trang phục nào, với một dân tộc nào khác.

Trong đám cưới, quy định trang phục cưới của cô dâu chú rể phải là những bộ trang phục làm từ vải lanh, được thêu thùa rất kỳ công.

Trong lễ tang, người Mông quy định trang phục cho người chết phải làm từ vải lanh, như vậy khi sang thế giới bên kia ông bà, tổ tiên mới nhận ra. Người đến phúng viếng cũng phải mặc vải lanh, do đó lanh là một sản phẩm không thể thiếu.

Nghề dệt vải lanh gắn liền với cuộc đời các cô gái dân tộc Mông

Theo lời kể của già làng, nghề dệt vải lanh của người Mông đã hình thành từ rất lâu và được truyền lại qua nhiều thế hệ.

Từ các loại cây cảnh như cây lanh, cây chàm, sáp ong là những nguồn nguyên vật liệu có sẵn trong đời sống hằng ngày, cùng nhu cầu cuộc sống, người Mông đã sáng tạo nên một nghề thủ công mỹ nghệ đặc sắc đó là nghề dệt vải lanh, bắt đầu từ những kĩ thuật đơn giản, công cụ thô sơ và phát triển lên thành một nghệ thuật dệt vải đạt đến kỹ thuật đỉnh cao như ngày nay.

Cũng theo quan niệm của đồng bào người Mông nơi đây, bất cứ người phụ nữ Mông nào đến tuổi trưởng thành cũng phải biết xe lanh thành sợi để dệt vải phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của gia đình.

Việc dệt vải lanh còn thể hiện sự khéo tay, chăm chỉ, đó là một trong những tiêu chí để đánh giá tài năng, đạo đức, phẩm chất và cách làm ăn của chị em phụ nữ. Vì thế, nghề trồng lanh dệt vải, bó sợi lanh như là vật bất ly thân của phụ nữ người Mông Sơn La.

Thậm chí, công việc này quen thuộc với họ đến nỗi chúng ta có thể bắt gặp bất kì một người phụ nữ Mông nào xe lanh, nối sợi lanh…trên đường đi làm, đi chợ, trên đường đi gặp người yêu…

Nghề dệt vải lanh của người Mông rất cầu kì, đòi hỏi nghệ thuật nhẹ nhàng, kiên trì, nhẫn nại.

Các công đoạn để hình thành lên một tấm vải lanh, từ lúc đập lanh, tước dập vỏ lanh, kéo sợi đến dệt lanh đều được làm bằng tay.

Để tạo nên một tấm vải lanh, họ phải thu lượm vỏ cây lanh trong rừng, đem tước thành từng sợi nhỏ và khéo léo nối lại với nhau sao cho không để lộ vết mối nối.

Vì vậy lúc nào phụ nữ Mông cũng đều tranh thủ tước và nối các sợi lanh kể cả lúc trên đường từ nhà lên nương và từ nương về nhà.

Sau khi hoàn thành công đoạn nối lanh, họ mắc các sợi lanh vào khung quay được làm từ gỗ, xoắn lại thành từng cuộn, đem luộc trong nước tro. Khi sợi lanh đã ngấm, họ vớt ra, đem giặt sạch thì thu được những sợi lanh có màu trắng.

Ấy là lúc họ đã chuẩn bị xong nguyên liệu và bắt tay vào công đoạn dệt.

Khung cửi dệt vải lanh của người Mông rất đơn giản, chỉ có hai thanh gỗ có bốn thanh ngang nhỏ hơn ghép vào hai thanh đứng tạo thành khung cửi, dài khoảng 60 cm, diện tích chừng 12 cm x 12 cm, đặt cách xa nhau khoảng 50 cm, cùng với con thoi để dệt khá to.

Khi dệt, người Mông buộc chúng dựa vào một chiếc cột nhà, người phụ nữ ngồi trên ghế đẩu hoặc bậc cao để kéo sợi dệt.

Mỗi khi dệt xong một tấm vải lanh, người phụ nữ lại đem tấm vải đó nhúng vào nồi nước chàm nhuộm màu để may trang phục cho nam giới.

Đối với phụ nữ người Mông trắng thì không phải nhuộm màu nhưng với người phụ nữ Mông hoa thì công đoạn may vá trang trí sau đó phức tạp hơn rất nhiều. Họ thường lấy sáp ong để vẽ lên những tấm vải lanh trắng nhưng họa tiết phong phú đa dạng, sau đó mới đem đi nhuộm chàm.

Khi vải đã nhuốm màu, họ lại đem tấm vải đó thêu hoa hoặc những họa tiết hình khối như hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông…với nhiều gam màu khác nhau như vàng, tím, đỏ, xanh…..

Khi dệt được vải rồi, người ta đem nhuộm chàm dùng để may quần áo cho nam giới và vải không nhuộm chàm để may váy cho phụ nữ Mông trắng.

Với phụ nữ Mông hoa thì họ vẽ sáp ong lên vải trắng những đường hoa văn hình học theo ý muốn sau đó mới đem nhuộm chàm.

Sau khi nhuộm chàm xong họ thêu hoa, ghép vải hoa thành thành những hoa văn cầu kỳ. Mô típ hoa văn chủ yếu là những hình kỷ hà, hình chữ nhật, hình vuông, hình thoi, gam màu chủ yếu là xanh, đỏ, tím, vàng.

Ngày nay, sự xuất hiện cả các loại bông vải sợi được sản xuất có giá rẻ hơn và phong phú về mẫu mã, kiểu dáng nhưng nghề dệt vải lanh của người Mông vẫn còn tồn tại và duy trì trong cộng đồng dân tộc này.

Cũng giống như nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu mà chúng tôi giới thiệu trong tuyến bài trước, Người Mông duy trì nghề dệt vải lanh không phải vì mục đích kinh tế, mà đơn giản là các sản phẩm đó tạo ra từ lanh – một loài cây mang tín hiệu tộc người, nhắc nhở họ luôn luôn nhớ về cội nguồn.

Vì thế, dù hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vải khác nhau, bền hơn, đẹp hơn, nhưng họ vẫn thích dùng trang phục may bằng vải lanh.

Họ quan niệm rằng, sợi lanh là sợi chỉ dẫn đường cho linh hồn người chết về với tổ tiên về đầu thai lại với con cháu.

Trên đây là một vài thông tin hữu ích về nghề dệt vải lanh của người Mông ở Sơn La. Trong các bài viết sau, chúng chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu tới Quý độc giả những sản phẩm văn hóa thủ công mỹ nghệ cũng như phong tục tập quán độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam.

Đừng quên theo dõi gotrangtri.vn và đặt yêu cầu tư vấn thiết kế nội thất bạn nhé!


618 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn

Thiết kế nội thất
Kiến tạo cảm xúc

Chúng tôi tính toán mọi chi tiết để đảm bảo rằng mỗi bản thiết kế nội thất là sự kết nối phù hợp, tối ưu chi phí đem đến sự hài lòng cho khách hàng. 
Giải pháp tư vấn, thiết kế & thi công nội thất của NoithatXHome.vn mang lại sự đơn giản mà tinh tế trong không gian trọn vẹn.

Thẻ bài viết: ,

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24