(NoithatXHome.vn) Nón lá vốn là vật dụng quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Nón lá không chỉ để che nắng, che mưa mà còn tạo nên nét đẹp dịu dàng, duyên dáng của người con gái Việt.
Trên cả nước có rất nhiều làng nghề làm nón lá, trong đó có làng Quy Hậu – Quảng Bình.
Hôm nay, hãy cùng chuyên trang Portfolio khám phá nét đẹp truyền thống của làng nghề nón lá Quy Hậu nhé!
1. Lịch sử phát triển làng nghề nón lá Quy Hậu
Làng nghề truyền thống nón lá Quy Hậu nằm cách trung tâm thành phố Đồng Hới khoảng 45km về hướng Bắc, thuộc thôn Quy Hậu, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Nghề làm nón lá đã bắt đầu rất phát triển và thịnh vượng ở Quy Hậu trong những năm đầu thế kỷ XX và được lưu truyền cho tới ngày nay.
Theo lời các cao niên trong làng, người đầu tiên đem nghề làm nón về với Quy Hậu là hai ông Nguyễn Văn Dỵ (thường gọi là ông Bộ Chiêm), và ông Đỗ Bá Mỡn (thường gọi là ông thợ Giồng) vào khoảng năm 1905 – 1906.
Hai ông vốn là thợ may, đến thị trấn Ba Đồn (Quảng Trạch) làm nghề may thuê và học được nghề làm nón, sau đó quay trở về truyền nghề cho dân làng.
Từ đó, nghề làm nón lá trở thành nghề chính ở làng Quy Hậu, sản phẩm nón lá trải qua nhiều thăng trầm, nhưng ngày nay vẫn nổi tiếng vì bền và đẹp, góp phần vào bức tranh đẹp của nghề làm nón lá của dân tộc.
2. Nét đẹp dịu dàng của nón lá Quy Hậu
Chiếc nón lá Quy Hậu nổi tiếng mỏng nhẹ, dáng vẻ xinh xắn, màu sắc nhã nhặn, thật sự rất hài hòa. Chiếc nón lá trắng tròn trịa chỉ cần thêm một dải lụa mềm buộc làm quai nón đã tôn lên vẻ dịu dàng cho bao cô gái.
Những chiếc nón cầu kì hơn sẽ được trang trí trong lòng nón các họa tiết hoa lá bằng giấy sắc màu hoặc chỉ khâu nhiều vòng giăng mắc ở hai điểm đối diện để buộc quai nón.
- Nét đẹp văn hóa cổ truyền lễ hội Rước Mục Đồng của làng Phong Lệ
- Nét đẹp văn hóa lễ hội Cá Ông truyền thống của người dân miền biển
- Nét đẹp văn hóa của làng cổ tơ tằm Vọng Nguyệt thu hút du khách
- Nét độc đáo lễ hội nhảy lửa có một không hai của người Pà Thẻn
- Nét tinh hoa làng nghề mây tre đan Phú Vinh có tiếng ở Hà Nội
Thoạt trông, chiếc nón lá có vẻ đơn giản. Tuy nhiên, để làm được một chiếc nón đẹp, nhẹ, bền đòi hỏi sự khéo tay, đam mê của những người làm nón.
Ở mỗi công đoạn đều có sự chuyên môn hóa cao. Từ khâu khai thác vật liệu, gia công lá nón, thiết kế khung, làm vành, sáng tác hoa văn đến khâu nón.
Trước hết là khâu tạo khung và vành nón. Đây là công việc đòi hỏi người thợ có nhiều kinh nghiệm, cẩn thận và khéo tay.
Chiếc khung nón bao gồm 12 thanh gỗ vát mảnh được ghép lại, khớp nhau ở đỉnh, phía dưới khoảng cách đều nhau.
Về lá nón, lá sau khi hái về được tuyển sơ để chuyển sang sấy. Lá nón sấy đạt nghề chạm bạc yêu cầu phải thỏa mãn các điều kiện chín đều, khô vừa, giữ được sắc xanh nhẹ, chưa hoàn toàn ngả sang màu trắng vàng.
Tiếp đến là hình hoa văn phủ kín diện tích xung quanh chiếc nón.
Lá cái được xây ở ngoài cùng. Ở công đoạn này động tác phải nhẹ nhàng khéo léo, chèn kỹ, đẹp và dằn chắc chắn, giữ cho mặt lá phẳng không xê dịch.
Khâu (chằm) nón là công đoạn quyết định đến sự hình thành và vẻ đẹp của cả chiếc nón.
Người thợ sẽ khâu từ trên xuống đến vành 15, cứ 1 cm 3 mũi cước trong suốt. Vành cuối cùng khâu cước trắng, 2 mũi kim cách nhau 2 cm. Đường chằm phải mềm mại, thanh nhẹ, dịu dàng.
Dẫu cuộc sống văn minh có đổi thay đến đâu, nón lá Quy Hậu trải qua nhiều năm tháng tới nghề dệt vải nay vẫn là thương hiệu bền đẹp, được nhiều người yêu thích sử dụng.
Hình ảnh nón lá sẽ mãi trường tồn với vẻ đẹp nguyên sơ, giản dị và duyên dáng, như từng đường kim, mũi chỉ yêu thương tinh khôi.
Để hiểu thêm về các giá trị văn hóa – thủ công mỹ nghệ của dân tộc và cả những kinh nghiệm thiết kế nội thất nhà đẹp, hãy thường xuyên theo dõi chuyên trang NoithatXHome.vn nhé!
801 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn