(NoithatXHome.vn) Lễ hội đền Trấn Vũ là một trong những lễ hội làng vô cùng phong phú, luôn được quy tụ đông đảo với nhiều người tham dự gồm cả dân địa phương lẫn các địa phương lân cận.
Lễ hội đền Trấn Vũ được tổ chức hàng năm tại đền Trấn Vũ, xã Thạch Bàn, quận Long Biên. Hãy cùng chuyên trang Portfolio khám phá ngay lễ hội đền Trấn Vũ ngay nhé.
- Lễ hội hoa hồng Bulgaria tại Hà Nội hội tụ đủ sắc hoa rực rỡ
- Tìm hiểu về Lễ hội cầu an bản mường của người dân tộc Thái ở vùng Tây Bắc
- Lễ hội văn hóa các dân tộc Tây Nguyên từ hàng nghìn năm về trước
1. Giới thiệu lễ hội đền Trấn Vũ
Lễ hội đền Trấn Vũ – Ảnh vnexpress.net
Là một trong những lễ hội truyền thống của Việt Nam, lễ hội đền Trấn Vũ thường được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 âm lịch để kỷ niệm ngày sinh và ngày hóa thánh Trấn Vũ. Lễ hội diễn ra với những nghi thức truyền thống của địa phương, thể hiện bức tranh văn hóa và phong tục của người dân sinh sống ven sông Hồng.
Đây cũng chính là dịp để nhắc nhở những sự kiện quan trọng liên quan đến việc chống giặc ngoại xâm và giữ gìn lãnh thổ của ông cha ta trong những đoạn đường lịch sử.
Lễ hội đền Trấn Vũ đã được nhà nước ta công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
2. Lễ hội đền Trấn Vũ diễn ra như thế nào?
Lễ hội đền Trấn Vũ – Ảnh vnexpress.net
Trước khi diễn ra phần hội, hàng chục thanh niên trong làng đóng khố đỏ, chít khăn để diễu hành cùng lễ vật. Đặc biệt, tiêu chuẩn để chọn người kéo co phải là gia đình văn hóa, có năm đời sinh sống tại làng.
Lễ hội đền Trấn Vũ – Ảnh vnexpress.net
Sau nghi lễ trình đức Thánh diễn ra xong xuôi, cây song dùng để kéo co được đội trưởng cũng như các nhóm dâng cao 3 lần để nâng cao khí thế, tinh thần. Không gian của lễ hội Trần Vũ diễn ra rất náo nhiệt, vui nhộn.
Lễ hội đền Trấn Vũ – Ảnh vnexpress.net
Hầu hết các đội chuyền tay nhau cây song để tiến ra bãi đất trống. Mỗi nhóm kéo co phải có đủ 24 người và một tổng cờ. Cây song có chiều dài lên đến 50m, đường kính 5 cm. Trước khi diễn ra lễ hội, cây được ngâm nước để dễ dàng uốn thẳng và đàn hồi.
Lễ hội đền Trấn Vũ – Ảnh vnexpress.net
Ranh giới phân định được kẻ rõ trên thân cây song này nhìn rất rõ phải không nào?.
Lễ hội đền Trấn Vũ – Ảnh vnexpress.net
Cây song được hợp sức người luồn qua chiếc cột lim chôn cố định xuống đất sao cho chắc chắn nhất.
Lễ hội đền Trấn Vũ – Ảnh vnexpress.net
Sau khi có hiệu lệnh, thì lúc này tổng cờ hai bên phất cờ lên và các nhóm bắt đầu ra sức kéo.
Lễ hội đền Trấn Vũ – Ảnh vnexpress.net
Cái hay của việc kéo co ngồi là mỗi người đều dùng tay để ghì chặt cây song, chân đạp thành hố sâu dưới đất để tạo lực. Người tham gia thì phải có sức khỏe với thân hình vạm vỡ và rất săn chắc.
Lễ hội đền Trấn Vũ – Ảnh vnexpress.net
Trai tráng trong làng căng sức để mang lại chiến thắng cho đội mình.
Lễ hội đền Trấn Vũ – Ảnh vnexpress.net
Theo truyền thuyết, xưa kia làng Ngọc Trì gặp hạn hán, 12 giếng trong làng chỉ còn một có nước. Thời đó, nước được gánh bằng quang làm dây song. Và những trai tráng trong làng khi tranh nhau lấy nước thì giằng co cái quang.
Bên giằng, bên giữ lại sợ đổ mất nước nên ngồi xuống đất mà ôm lấy thùng. Và khi hạn hán đi qua, nhớ lại tích ấy mới nghĩ ra trò kéo co ngồi để trình diễn ở hội làng với mong muốn cầu cho mưa thuận, gió hòa.
Và nếu bạn là người yêu thích và muốn tìm hiểu văn hóa, lễ hội của đất nước Việt Nam, đặc biệt lễ hội diễn ra trên đất Hà Thành thì đừng bỏ qua dịp khám phá những nét đặc trưng của hội đền Trấn Vũ. Và nếu có dịp đến thăm Hà Nội vào đúng tháng 3 âm lịch thì hãy trải nghiệm và tham gia lễ hội đền Trấn Vũ để biết được nghi thức kéo co ngồi phong phú như thế nào.
Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của gotrangtri.vn để đón đọc những bài viết hay về mọi lĩnh vực trong cuộc sống, đặc biệt là được ngắm nhìn những mẫu thiết kế nội thất đẹp bạn nhé!
Theo Nguyễn Thị Chiên – Vnexpress
151 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn