Lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung huyền thoại về một tình yêu bất tử

(Gotrangtri.vn) Có lẽ người dân Việt không ai là không biết đến câu chuyện tình yêu bất tử của Chử Đồng Tử và Tiên Dung. Ngày nay, lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung vẫn được duy trì, [...]

(NoithatXHome.vn) Có lẽ người dân Việt không ai là không biết đến câu chuyện tình yêu bất tử của Chử Đồng Tử và Tiên Dung. Ngày nay, lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung vẫn được duy trì, là một trong 16 lễ hội lớn nhất cả nước.

Đây không chỉ là huyền thoại về tình yêu mà còn là bài ca về lòng hiếu thảo, về đạo làm người, là minh chứng của nền văn minh lâu đời của dân tộc Việt Nam. 

Cùng Portfolio tìm hiểu về tình yêu lãng mạn đó thông qua lễ hội vô cùng đặc sắc ở tỉnh Hưng Yên trong bài viết dưới đây nhé!

1. Câu chuyện tình yêu gắn với lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung

Lễ hội truyền thống của người dân Hưng Yên gắn với truyền thuyết Chử Đồng Tử – Tiên Dung, một tình yêu đầy lãng mạn giữa chàng trai nghèo họ Chử và con gái Vua Hùng thứ 18.

Theo truyền thuyết, Chử Đồng Tử quê ở làng Chử Xá (nay thuộc xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội). Chàng trai nghèo họ Chử. Mẹ mất sớm, Chử Đồng Tử sống cùng cha. Hoàn cảnh khó khăn, hai cha con chỉ có độc một chiếc khố thay nhau mặc mỗi khi ra ngoài.

Chẳng bao lâu, cha mất, ông dặn Chử Đồng Tử giữ lại chiếc khố cho mình nhưng anh không đành để cha chết trần bèn chôn chiếc khố theo cha. 

Không có quần áo che thân, hằng ngày chàng ngâm mình d­ưới nước bắt cua, bắt cá để kiếm sống qua ngày.

Khu di tích Đền Đa Hòa - Dạ Trạch, nơi tổ chức lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung

Khu di tích Đền Đa Hòa – Dạ Trạch, nơi tổ chức lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung

Thuở ấy, vua Hùng thứ 18 có người con gái nhan sắc tuyệt trần, tên là Tiên Dung. Vào một ngày đẹp trời, thuyền của công chúa Tiên Dung dạo chơi dọc sông Hồng.

Lúc đó, Chử Đồng Tử đang ngâm mình bắt cá dưới sông, nhìn thấy từ xa đoàn thuyền dong buồm đi tới, sợ quá chàng liền chạy lên bờ nhằm khóm lau vùi mình xuống cát.

Công chúa thấy cảnh đẹp liền cho dừng thuyền, sai tỳ nữ lên bờ quây màn tắm bên một khóm hoa lau, chẳng ngờ lại đúng nơi chàng trai họ Chử giấu mình.

Nước dội cát trôi làm lộ ra thân hình Chử Đồng Tử. Hai người nên duyên từ đây.

Vua Hùng nghe tin con gái lấy kẻ nghèo hèn thì đùng đùng nổi giận không nhận là con nữa. Tiên Dung thấy vậy không dám về, ở lại cùng Chử Đồng Tử sống một cuộc sống bình dị mà hạnh phúc. 

Cảm mến tình cảm vợ chồng Chử Đồng Tử, Tiên Ông đã truyền phép thần cho Chử Đồng Tử. Họ cùng nhau đi khắp vùng Khoái Châu dùng chiếc gậy thần để cứu sống những người chết do bị nạn dịch, đói khổ…

Trên đường cứu nhân độ thế, hai người tình cờ gặp nàng Tây Sa là công chúa giáng trầ lễ hội làm chay,.

Chử Đồng Tử và Tiên Dung nhờ Tây Sa trở về chữa bệnh cho Vua Hùng. Tuy nhiên, do nghe lời kẻ nịnh thần, hiểu nhầm hai con tạo phản, Vua Hùng đã lệnh giết chết Chử Đồng Tử và Tiên Dung.

Nửa đêm hôm ấy một trận cuồng phong nổi lên, cả lâu đài thành quách của vợ chồng Chử Đồng Tử cùng bay lên trời, để lại một đầm nước rộng mênh mông. Câu chuyện để lại bài học quý về lòng hiếu thảo và tính nhân văn sâu sắc, được người dân truyền từ đời này sang đời khác.

2. Vài nét về lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung

Lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung (hay còn gọi là lễ hội Đa Hòa – Dạ Trạch) được diễn ra vào trung tuần tháng 2 âm lịch hằng năm, tổ chức ở khu di tích đền Đa Hòa, huyện Khoái Châu, Hưng Yên.

Mở màn lễ hội là các làng thuộc tổng Mễ tổ chức đội hình rước kiệu thánh từ đình làng về đền Đa Hòa.

Tiếp đến là nghi thức rước nước từ sông Hồng về lễ thánh.

Đám rước uy nghi, rồng vàng dẫn đầu; hội rước cờ, trống, phường bát âm, múa sinh tiền hội làng phù đổng, kiệu long đình, kiệu choé nước, kiệu đặt nón gậy, kiệu “Bế ngư thần quan”, ba kiệu rước Chử Đồng Tử, Tiên Dung công chúa, Tây Sa công chúa đi sau.

Sau khi lấy nước ở sông Hồng về, các kiệu trở về đền Hóa lễ thánh.

Đi đầu là hai bô lão cùng hai nam, hai nữ dâng nước vào đền. Dâng nước là hình thức tâm linh cầu nguyện một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt bội thu.

Trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian, các hoạt động văn hóa văn nghệ đặc sắc, đặc biệt là các tiết mục biểu diễn văn nghệ mang đậm nét văn hóa của nền văn minh sông Hồng.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về Lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung.

Nếu có dịp đến Hưng Yên vào khoảng thời gian này, hãy trải nghiệm lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống hội hồng thồng này ngay thôi!

Và cũng đừng quên theo dõi gotrangtri.vn để cập nhật thêm những bài viết hay về văn hóa dân tộc cũng như thiết kế nội thất nhà đẹp bạn nhé!


431 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn

Thiết kế nội thất
Kiến tạo cảm xúc

Chúng tôi tính toán mọi chi tiết để đảm bảo rằng mỗi bản thiết kế nội thất là sự kết nối phù hợp, tối ưu chi phí đem đến sự hài lòng cho khách hàng. 
Giải pháp tư vấn, thiết kế & thi công nội thất của NoithatXHome.vn mang lại sự đơn giản mà tinh tế trong không gian trọn vẹn.

Thẻ bài viết: , ,

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24