(NoithatXHome.vn) Hưng Yên nổi tiếng với nhiều làng nghề như: Hương xạ thôn Cao, chạm bạc Huệ Lai, gốm Xuân Quan, ….
Trong số đó, làng Ông Hảo nức tiếng gần xa với nghề làm trống Trung Thu mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Hãy cùng chuyên trang Portfolio khám phá làng nghề làm trống Trung Thu ngay nhé!
1. Đôi nét về làng nghề làm trống Trung Thu
Làng Ông Hảo hay gọi với cái tên thân thuộc là Làng Hảo thuộc Liêu Xá – Yên Mỹ – Hưng Yên. Đây cũng là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng là làng nghề làm trống Trung Thu khắp cả nước.
Làng nghề làm trống Trung Thu (làng Hảo) – Nơi vẫn còn những người thợ hàng ngày cần mẫn để sản xuất ra những chiếc trống, hay mặt nạ, đầu sư tử….theo nhiều công đoạn tỉ mỉ.
Nghề làm trống Trung Thu truyền thống của làng đã có từ rất lâu đời vào khoảng những năm cuối 80, đầu 90 của thế kỷ trước.
Trước đây, làng chỉ tập trung làm trống nay còn phát triển thêm những loại đồ chơi khác như: đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ,… kiểu dáng rất gần gũi và mang đậm bản sắc dân tộc.
Hầu hết những món đồ chơi này đều được làm thủ công từ những vật liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, cây cối như: tre, nứa, giấy, bìa cát-tông,…
2. Công đoạn làm trống Trung Thu
Trống được làm ra với nhiều kích thước khác nhau. Hiện nay, cả làng chỉ còn vài hộ làm trống Trung Thu theo đầy đủ các công đoạn.
Dòng gỗ để làm trống trước kia được sử dụng là gỗ mít. Nhưng nay sử dụng chủ yếu là gỗ trám, bồ đề, hoặc mỡ. Hầu hết cả thôn có trên 1.300 nhân khẩu thế nhưng đến nay chỉ còn 5 gia đình làm nghề.
Không biết từ khi nào nghề bưng trống, thuộc da đã trở thành làng nghề làm trống Trung Thu truyền thống của làng.
Hầu hết, nhân công lao động chính đều là những người trên 50 tuổi. Vì hiện nay, những thanh niên đều đi làm hết ở những khu công nghiệp hoặc đi buôn bán xa bởi thu nhập từ nghề làm trống không được cao.
- Làng tạc tượng Bảo Hà mang đậm dấu ấn văn hóa tinh hoa dân tộc
- Lễ hội chia lửa – Phong tục truyền thống của xóm làng Hà Đông
- Về Hưng Yên thăm làng đan đó Thủ Sỹ 200 năm tuổi
Nếu như trước kia, chưa có máy móc để làm thân trống thì các công đoạn này đều phải làm bằng tay và tốn nhiều thời gian. Nay có máy cắt thì sẽ tiết kiệm được tối đa vật liệu cũng như thời gian gia công nhanh và hiệu quả công việc cao.
“Khoảng từ 6 năm trước, cứ vào đầu tháng 7 thì cả làng nhộn nhịp tiếng đục đẽo, tiếng thử trống,… Còn nay, thì ít người làm nên làm quanh năm chỉ có hàng tiêu thụ đợt giáp Tết Trung Thu”
Thân trống sau khi trải qua nhiều công đoạn như sơn, phơi rồi đến làm kín…sẽ được mang đi bưng để làm mặt trống.
Da trâu chính là nguyên liệu làm mặt trống, tiếng trống có vang, có trong hay không một phần chính là nhờ da.
Da khi được mua về sẽ được xẻ từng tảng làm 3 – 4 mảnh sao cho thật đều rồi ngâm trong nước vôi để tẩy màu. Ngâm đến khoảng 5 – 7 ngày thì với ra phơi khô.
Làng Ông Hảo – Ảnh vnexpress.net
Công đoạn bưng da được xem là 1 trong những công đoạn cần nhiều kinh nghiệm nhất. Và cả làng chỉ còn vài người làm được công việc này.
Và để mặt trống được căng, được kín thì người làm nghề cũng phải dùng toàn thân để căn mặt da cho chắc chắn. Một phần cũng là để da tràn kín khắp thân trống.
Khâu cuối cùng đó chính là công đoạn quét sơn và đóng tai. Giá thành của mỗi chiếc trống chỉ dao động 25.000 – 30.000 đồng/chiếc.
Những chiếc trống thành phẩm đều có đủ mọi kích thước và sẵn sàng đi đến tất cả mọi tỉnh thành trên cả nước.
Do nhu cầu thị trường, nhiều năm trở lại đây nghề làm mặt nạ, đầu sư tử bằng giấy bồi đã xuất hiện ở làng Hảo.
Trước đây, người làng chủ yếu làm mặt nạ chú Tễu. Thế nhưng nay, mẫu mã đã đa dạng hơn. Những chiếc mặt nạ xanh đỏ vẽ hình những con vật ngộ nghĩnh như: cáo, thỏ, Chí Phèo, Thị Nở, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, đầu sư tử … với nhiều kích cỡ.
Như vậy, làng Ông Hảo – làng nghề làm trống Trung Thu nổi tiếng cả nước vẫn tồn tại những người thợ cần mẫn để làm ra những chiếc trống với rất nhiều công đoạn thủ công. Tuy tỉ mỉ, cầu kỳ và có thu nhập không cao.
Nhưng vì yêu nghề cũng như muốn giữ gìn văn hóa truyền thống của quê hương nên làng nghề làm trống Trung Thu vẫn được thổi lửa cho đến tận bây giờ.
Và để khám phá những nét đẹp làng nghề truyền thống trên khắp cả nước thì đừng quên đồng hành cùng gotrangtri.vn trong những bài viết tiếp theo nhé. Đặc biệt, bạn còn được khám phá cùng chuyên mục thiết kế nội thất nhà đẹp theo hàng tuần, hàng tháng nữa đấy ạ!
Theo Nguyễn Thị Chiên – Vnexpress
299 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn