Làng nghề ươm tơ Cổ Chất: nổi lửa lò ươm, giữ nghề truyền thống

(Gotrangtri.vn) – Sinh tồn với nghề trồng dâu nuôi tằm hàng trăm năm nay, Cổ Chất trở thành một làng nghề nức tiếng khắp vùng miền gần xa với những sản phẩm tơ lụa độc đáo. Hãy cùng Portfolio [...]

(NoithatXHome.vn) – Sinh tồn với nghề trồng dâu nuôi tằm hàng trăm năm nay, Cổ Chất trở thành một làng nghề nức tiếng khắp vùng miền gần xa với những sản phẩm tơ lụa độc đáo.

Hãy cùng Portfolio khám phá làng nghề thủ công này nhé!

Làng nghề ươm tơ Cổ Chất có từ bao giờ?

Làng nghề ươm tơ Cổ Chất thuộc địa phận xã Phương Đình, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, nép mình bên dòng sông Ninh hiền hòa. Đã từ lâu, người dân nơi đây đã truyền ngôn câu ca dao:

“Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Có về Nam Định với anh thì về
Nam Định có bến Đò Chè
Có tàu Ngô Khách, có nghề ươm tơ”

Nghề ươm tơ không chỉ là một nghề truyền thống của người dân Cổ Chất mà còn trở thành một nét văn hóa đặc sắc trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân nơi đây.

Theo lời kể của các vị cao niên trong làng, cái nghề này tằm đã tồn tại ở Cổ Chất khoảng vài trăm năm, nhiều gia đình đã trải qua gần chục đời sinh sống bằng cái nghiệp nong tằm né kén guồng tơ.

Vào thời Trần, nghề dệt của làng Phương Định (kế bên) đã được hình thành và phát triển, tập trung ở thôn Cự Trữ.

Nhờ lợi thế thổ nhưỡng, có nhiều bãi bồi cạnh sông Ninh Cơ, người dân Cổ Chất đã phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ kéo sợi, cung cấp nguồn nguyên liệu cho làng dệt Phương Định, cùng nhau phát triển cho đến ngày nay.

Bãi dâu, lứa tằm, sợi tơ, khung dệt, đã gắn bó người dân nơi đây từ đời này sang đời khác, trở thành nét đẹp văn hoá của vùng quê.

Nhờ chủ động được nguồn nguyên liệu, nhân lực cũng như tay nghề cao, các sản phẩm tơ tằm ở đây không chỉ được tiêu dùng trong nước mà còn là sản phẩm mũi nhọn phục vụ xuất khẩu.

Nghề ươm tơ Cổ Chất phát triển mạnh nhất vào năm 1897 – sau khi thực dân Pháp thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Ngày ấy, Cổ Chất nói riêng và Trực Ninh nói chung lúc đó trở thành vùng vành đai nguyên liệu cung cấp cho công ty bông vải sợi Bắc Kỳ.

Đến năm 1942, Chính phủ phong kiến Nam triều mở phiên đấu xảo (hội chợ) ở Hà Nội để thu hút tinh hoa làng nghề của các nơi về Kinh thành Thăng Long. Thấy vậy, ông Phạm Ruân của làng Cổ Chất cũng đã đại diện làng, đem tơ đi dự thi và đoạt được giải cao của Phủ Thủ hiến Bắc Kỳ thời bấy giờ.

Những năm đó, tơ Cổ Chất nổi tiếng đến độ giới tư bản Pháp đã cho đầu tư xây dựng một nhà máy ươm tơ ở ngay đầu làng để khai thác tiềm năng vùng dâu tằm dọc bờ sông Ninh cũng như kỹ thuật tay nghề lao động lành nghề của người dân nơi này.

Cũng kể từ đây, nghề ươm tơ Cổ Chất mới bắt đầu phát triển mạnh mẽ và nổi tiếng khắp vùng lễ hội cầu ngư.

Thương nhân buôn lái trên tàu thuyền ở khắp các nơi đua nhau đổ về Cổ Chất thu mua tơ lụa, đem bán ở bến Đò Chè – một khu cảng sầm uất của Nam Định thời kì trước năm 1945.

Người dân làng nghề ươm tơ Cổ Chất quyết giữ nghề truyền thống

Đến thăm làng nghề ươm tơ Cổ Chất, du khách sẽ bị ấn tượng bởi hình ảnh những bó tơ vàng, tơ trắng óng ả phơi trên những thanh sào tre, cảnh thanh bình của sông nước, của chùa chiền, của nhà thờ, bởi những ngôi nhà cổ, những người đàn ông, những người đàn bà miệt mài làm việc trong màn khói bốc nghi ngút từ nồi nước luộc kén, ươm tơ, quay tơ, phơi tơ, cân tơ và dệt vải…

Làng Cổ Chất ươm cả tơ vàng lẫn tơ trắng, nhưng tùy theo mùa. Vụ ươm tơ đầu tiên bắt đầu từ khoảng tháng 2 – 3 âm lịch cho đến tháng 9 âm lịch hàng năm, hoặc có thể làm thêm vụ tằm ép cuối năm vào tháng 12 dương lịch nếu có kén.

Thời điểm cuối tháng 4, tìm đến làng Cổ Chất chỉ thấy những bó tơ trắng phơi trên những thanh sào tre cuối chợ.

Nghệ thuật ươm tơ của người Cổ Chất cũng rất kỳ công. Xưa kia, tơ sản xuất thủ công chỉ được dùng để đan lưới đánh bắt cá trên sông lễ hội chọi trâu.

Sau này, khi nhận thấy tiềm năng của nghề và muốn có thêm thu nhập, lại thấy nhu cầu thị trường cao, người Cổ Chất đã du nhập thêm nghề ươm, se tơ, dệt lụa. Kén tằm được nhập về từ những vùng lân cận hoặc cũng có thể ở xa hơn như Thanh Hóa, Hà Nam hay Thái Bình.

Kén nhập về trong một tuần phải ươm ngay nếu không sẽ nở thành bướm và đứt sợi. Kén tằm tốt phải mẩy, dễ kéo, ít áo kén, không cần lớn, nhưng đồng dạng về hình dáng và kích thước.

Sau 20-25 ngày, kén tằm trưởng thành, được cho vào nồi được khỏa liên tục thi nhau nhảy lên bàn kéo sợi. Trong quá trình ươm tơ, người thợ đun kén trong nước sôi 100 độ C cho keo tơ tan ra để dễ dàng rút thành từng sợi. Công đoạn se tơ, có nhiều cách xử lý cho ra các sợi tơ với tên gọi khác nhau là sợi mốt, sợi đũi, sợi mành.

Sợi tơ chui qua một lỗ nhỏ rồi cuốn mình vào guồng đang quay tít. Những bó tơ trắng, vàng từ nơi đây sẽ dệt nên biết bao tà áo, tô thắm cho vẻ duyên dáng của người con gái Việt Nam. Sợi tơ được quấn thành từng bó, phơi dưới nắng.

Sau khi phơi khô, tơ được các lái buôn đến tận làng để nhập hàng, một phần đổ cho các xưởng dệt, còn phần lớn xuất sang Lào, Thái Lan hoặc Campuchia. Ngoài ra, con nhộng sau khi tuốt kén cũng là món ăn rất ngon và bổ dưỡng – đây cũng chính là nguồn thu nhập phụ của làng.

Sợi tơ Cổ Chất tuy thanh mảnh, mềm mại nhưng lại có độ bền cao, màu sắc tươi sáng và bắt mắt.

Người già trong làng thường làm tơ theo phương pháp thủ công như một thói quen và lòng yêu nghề truyền thống của quê hương, còn lớp trẻ theo nghề thì lại mạnh dạn đầu tư máy móc, xây nhà xưởng để nâng cao năng suất lao động, tạo được nguồn thu nhập cao hơn và tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người tại địa phương và các vùng lân cận.

Nhưng dù được làm theo phương pháp thủ công hay kỹ thuật hiện đại thì tơ Cổ Chất vẫn đạt đến độ bền đẹp và chất lượng cao, tạo được thương hiệu riêng trên thị trường.

Trải qua thăng trầm thời gian cùng với những biến đổi của nền kinh tế thị trường, làng nghề ươm tơ Cổ Chất vẫn duy trì và phát triển nghề như giữ gìn nét văn hóa truyền thống lâu đời.

Với lòng nhiệt huyết giữ lửa nghề, cùng với kỹ thuật ngày càng điêu luyện, sản phẩm tơ Cổ Chất vẫn được xem là sản vật quý của Nam Định nói riêng và người Việt Nam nói chung.

Trên đây là một vài thông tin hữu ích về làng nghề ươm tơ Cổ Chất dành cho những ai yêu thích khám phá văn hóa – mỹ nghệ truyền thống của dân tộc.

Đừng quên ghé xem chuyên trang gotrangtri.vn hàng ngày để đón đọc những bài viết hay về thiết kế nội thất nhà đẹp nhé!


306 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn

Thiết kế nội thất
Kiến tạo cảm xúc

Chúng tôi tính toán mọi chi tiết để đảm bảo rằng mỗi bản thiết kế nội thất là sự kết nối phù hợp, tối ưu chi phí đem đến sự hài lòng cho khách hàng. 
Giải pháp tư vấn, thiết kế & thi công nội thất của NoithatXHome.vn mang lại sự đơn giản mà tinh tế trong không gian trọn vẹn.

Thẻ bài viết: ,

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24