Khám phá nét độc đáo nghề dệt thổ cẩm của người Cơ tu – Tây Nguyên

(Gotrangtri.vn) – Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ tu được lưu truyền từ ngàn đời nay, thể hiện tinh hoa nghệ thuật và sức sống mãnh liệt của một nền văn hóa tộc người. Hãy cùng Portfolio tìm [...]

(NoithatXHome.vn) – Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ tu được lưu truyền từ ngàn đời nay, thể hiện tinh hoa nghệ thuật và sức sống mãnh liệt của một nền văn hóa tộc người. Hãy cùng Portfolio tìm hiểu về những nét đặc trưng của nghề dệt này nhé!

Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ tu – văn hóa mỹ nghệ thủ công truyền đời

Dân tộc Cơ Tu là một trong số ít các dân tộc thiểu số sinh sống ở dãy Trường Sơn – Tây Nguyên còn bảo lưu và duy trì nghề trồng bông, dệt vải. 

Xưa kia, khi tộc người này còn chưa biết đến nghề dệt, do nhu cầu của cuộc sống, đặc biệt là nhu cầu giữ ấm cơ thể khi mùa đông rét mướt, họ đã tự tạo ra trang phục che thân là khố, váy, áo từ những nguồn nguyên liệu tự nhiên nhưuvỏ của cây hơ mon hơ mớt, ta đuých.

Cho đến khi người Cơ tu phát hiện ra cây bông và phát triển rộng rãi giống cây này, nghề dệt thổ cẩm của người Cơ tu mới manh nha phát triển. Họ sở hữu nhiều giống bông bản địa như: kpay plưng, kpay lao, kpay plâng,… mà ngày nay người ta gọi là giống bông cỏ, hay bông thượng.

Tuy nhiên để tạo ra các màu sắc các nhau, người Cơ tu ở đây đã phải tự sáng tạo ra cách nhuộm màu.

Họ đem bông thử với đủ các loại nguyên liệu là các cây cỏ tạo màu như: củ ma rớt, cây tà râm, cây ahứ, tìm màu vàng (rơơc) từ củ nghệ rừng, hay thậm chí là màu chàm từ vỏ ốc đốt thành bột trộn với hạt bắp ran cháy, màu đỏ (brôông) từ những hòn đá cuội dưới suối,.. mà càng về sau, đó lại là các màu đặc trưng, độc đáo mang đậm sắc thái dân tộc, đồng thời cũng là nét đặc trưng dễ nhận thấy của nghề dệt thổ cẩm của người Cơ tu.

Qua nhiều thập kỉ, người Cơ Tu lại càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong chế biến và nhuộm màu cho sợi bông, nhờ đó bảng màu sợi dệt của đồng bào càng phong phú hơn nhờ trao đổi sợi bông với các dân tộc khác và sợi chỉ, sợi len ngoài thị trường.

Sau khi tạo được màu và đưa vào bảo quản, người Cơ Tu đã sáng tạo ra nhiều công cụ khác nhau để chế biến sợi: đó là khung quấn sợi thô (trước khi nhuộm); công cụ tách hạt (êết); dụng cụ bật bông (tơrơmế); máy se sợi (chia); que quấn bông (plau); công cụ tạo búp sợi (tra ca)…

Trong đó, khung dệt của người Cơ tu được các nhà nghiên cứu đánh giá là kiểu khung dệ cổ sơ nhất nhân loại với tên gọi khung dệt inđônêsiên.

Khung dệt này tuy còn thô sơ, kết cấu khá đơn giản, mang lại năng suất thấp, khả năng dệt hoa văn lại bị hạn chế, nhưng ngược lại, nó lại có thể giúp người Cơ tu dệt được những khổ vải theo ý muốn.

Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ tu – nghệ thuật kết cườm

Mỗi khi nhắc đến nghề dệt của người Cơ tu, tìm hiểu sản phẩm dệt của tộc người này, chúng ta không thể không nhắc đến kỹ thuật dệt gắn liền với chất liệu, trong đó nổi bật là dệt hoa văn hạt cườm, hoa văn chỉ màu, hoa văn gợn sóng, và kỹ thuật khâu đáp.

Theo các nghệ nhân ở đây, nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu đòi hỏi sự kiên trì, cần đôi tay khéo léo và sự sáng tạo của người phụ nữ từ việc nhuộm sợi, chiết suất màu, cách dàn cườm đến tạo ra sản phẩm thổ cẩm từ đơn giản đến phức tạp.

Sử dụng hạt cườm, chèn cườm, kết cườm hay tạo hoa văn bằng cườm là một thao tác đặc biệt, rất tỉ mỉ và công phu, làm nên giá trị của thổ cẩm, trang phục Cơ tu.

Trước đây, loại cườm phổ biến mà người Cơ Tu sử dụng là hạt cây (hạt cây arac, còn có thể dùng để xâu vòng cổ, vòng đeo tay, chân… tuy nhiên hạt cây có độ bền không cao nên sau này không được dùng nữa. ) và hạt đúc từ chì (được nấu từ chì nung chảy, đổ lên đá và lấy que tre tách hạt, miết tròn và chích lỗ rồi thả vào nước lạnh cho cứng viên chì lại).

Ngày nay, người Cơ Tu dùng loại hạt cườm nhựa sản xuất sẵn phổ biến ngoài chợ để dệt do loại cườm này có ưu điểm tiện dụng, nhiều màu sắc và đa dạng, độ bền cao.

Muốn dệt nên một tấm vải kết hoa văn cườm, người nghệ nhân phải vận dụng trí tưởng tượng của mình để tạo ra các họa tiết, thêm hay bớt hạt.

Số hạt càng nhiều, hoa văn dệt càng khó, và ngược lại. Hoa văn cầu kỳ thể hiện sự tinh xảo của đôi tay người thợ dệt, và tùy hứng sáng tạo mà các hoa văn tạo ra mỗi lúc không giống nhau.

Hoa văn trên thổ cẩm Cơ Tu rất đa dạng, từ loại đơn giản như: hoa văn cườm lá a tút, hàng rào, hình hoa ablơm, lá atút hình chiếc chong chóng… đến hoa văn cầu kỳ phải mất từ 2 – 3 tiếng đồng hồ mới tạo thành.

Để dệt được một tấm váy dài, tấm khố đẹp, tùy hoa văn đơn giản hay phức tạp phải mất thời gian cả tháng mới xong. Trong đời sống hằng ngày, người Cơ tu cũng rất thích dùng những bộ váy áo, khố có trang trí hoa văn hạt cườm.

Đối với người Cơ Tu, nếu người con gái nào dệt được tấm váy dài (chrờ dhu), váy ngắn (âng ly), áo (a doót), khố (cha lon) đến tấm choàng (chơr guộc)… đẹp thì được dân làng đánh giá là người con gái giỏi giang.

Đây còn là thước đo giá trị tinh thần mà trước đây mỗi người con gái Cơ Tu tự phấn đấu.

Trên đây là một vài thông tin hữu ích về nghề dệt thổ cẩm của người Cơ tu – Tây Nguyên.

Trong các bài viết sau, chúng chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu tới Quý độc giả những sản phẩm văn hóa thủ công mỹ nghệ cũng như phong tục tập quán độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam.

Đừng quên theo dõi gotrangtri.vn và đặt yêu cầu tư vấn thiết kế nội thất bạn nhé!


599 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn

Thiết kế nội thất
Kiến tạo cảm xúc

Chúng tôi tính toán mọi chi tiết để đảm bảo rằng mỗi bản thiết kế nội thất là sự kết nối phù hợp, tối ưu chi phí đem đến sự hài lòng cho khách hàng. 
Giải pháp tư vấn, thiết kế & thi công nội thất của NoithatXHome.vn mang lại sự đơn giản mà tinh tế trong không gian trọn vẹn.

Thẻ bài viết: ,

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24