(NoithatXHome.vn) Tỉnh Đà Nẵng không chỉ có nhịp sống năng động, phát triển du lịch mà còn có truyền thống lịch sử lâu đời với các lễ hội đặc sắc.
Trong đó, không thể không kể đến lễ hội Quan Thế Âm – một lễ hội lớn được tổ chức hàng năm, thể hiện tinh thần Phật Giáo của dân tộc. Hãy cùng chuyên trang Portfolio khám phá lễ hội Quan Thế Âm của tỉnh Đà Nẵng ngay bây giờ nhé!
1. Ý nghĩa của Lễ hội Quan Thế Âm
Lễ hội Quan Thế Âm lần đầu tiên được tổ chức năm 1960, nhân ngày khánh thành tượng Bồ Tát Quan Thế Âm ở động Hoa Nghiêm thuộc ngọn Thủy Sơn, phía tây dãy Ngũ Hành Sơn.
Từ đó, được tổ chức hàng năm tại khu du lịch Ngũ Hành Sơn vào ngày 19/2 âm lịch.
Lễ hội Quan Thế Âm được coi như là lời cầu nguyện cho quốc thái dân an của đất nước, cho mưa hòa gió thuận; đây là một dịp để mọi người chan hòa trong không khí hội, soi mình vào bản sắc văn hóa dân tộc để ngày một sống đẹp hơn và đoàn kết hơn.
Lễ hội không chỉ dành cho những người theo đạo Phật mà còn là một sự kiện văn hóa cho du khách thập phương tìm về để cảm nhận sự an nhiên, thêm chân trọng các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Ngoài ra, đây cũng là dịp người dân Đà Nẵng giới thiệu đến khách du lịch nước ngoài, để họ có cơ hội trải nghiệm những giá trị tinh thần của Phật Giáo Việt Nam.
2. Các nghi thức tổ chức Lễ hội Quan Thế Âm
Cũng như các lễ hội truyền thống khác của dân tộc, lễ hội Quan Thế Âm gồm có hai phần: phần lễ và phần hội.
- Phần lễ: mang màu sắc đặc trưng của lễ nghi Phật Giáo với các nội dung:
Lễ rước ánh sáng: Nghi lễ rước ánh sáng được tổ chức vào tối ngày 1 bao gồm rước đuốc, rước kiệu, múa lân, múa rồng để cầu nguyện ánh sáng sẽ soi đường chỉ lối cho chúng sinh, mà trong phật giáo ánh sáng đồng nghĩa với trí tuệ, đạo đức và tấm lòng của con người.
- Khám phá nét đẹp độc đáo của làng việt cổ ở đồng bằng Bắc Bộ (P1)
- Khám phá nét đẹp văn hóa làng nghề dệt lụa Vạn Phúc – Hà Đông
- Khám phá nét đẹp truyền thống của làng nghề sơn mài Bình Dương
- Khám phá nét độc đáo của làng nghề đan lát Bao La, Quảng Điền, Huế
- Khám phá nét độc đáo của làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng
Lễ khai kinh: Lễ được tổ chức vào sáng sớm ngày 19,đây là lễ cầu cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc.
Lễ trai đàn chẩn tế: lễ này cũng được tổ chức vào sáng ngày 19 để cầu siêu,cúng thập loại chúng sinh đây là nghi lễ cúng chúng sinh có thể ghi danh sách gửi lên chùa để các phật tử cầu siêu. Trong lễ này phải mời người có giới phẩm đứng ra làm lễ.
Lễ thuyết giảng về Bồ tát Quán Thế Âm và dân tộc: lễ cúng được tổ chức vào sáng ngày 19, ngợi ca lòng từ bi Phật Bồ Tát Quán Thế Âm và cầu mong cho dân tộc được bình an và thịnh vượng.
Lễ rước tượng Quán Thế Âm: Nghi lễ này cầu nguyện cho những chúng sinh đi biển được thuận buồm xuôi gió cầu mưa người Thái.
- Phần hội:
Phần hội diễn ra khá sôi nổi với các văn hóa – thể thao mang đậm bản sắc dân tộc xen lẫn với lễ hội hóa trang, hát dân ca, thi cờ, nhạc, họa, điêu khắc, múa tứ linh, thả đèn trên sông, hát tuồng… các hoạt động triển lãm tranh thủy mặc, hội thi thuyết minh về danh thắng Ngũ Hành Sơn, hội thi nấu ăn chay và còn rất nhiều tiết mục để các bạn khám phá.
Lễ hội Quan Thế Âm đã góp một phần lớn vào công cuộc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc làng nghề hương xạ.
Nếu có dịp du lịch Đà Nẵng vào tháng 2 âm lịch, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá lễ hội đặc biệt này.
Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của gotrangtri.vn để tìm hiểu những giá trị văn hóa của dân tộc cũng như kinh nghiệm thiết kế nội thất nhà đẹp nhé!
241 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn