“Các dự án BT, BOT đặt áp lực quá lớn cho ngành ngân hàng”

Đây là chia sẻ của bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước tại hội thảo thúc đẩy kết nối hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ tổ chức cuối tuần qua.

Đây là chia sẻ của bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước tại hội thảo thúc đẩy kết nối hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ tổ chức cuối tuần qua.

Ảnh minh họa.

Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết, thời gian qua, các tổ chức tín dụng đầu tư vốn cho các dự án hạ tầng giao thông được chú trọng.

Các tổ chức tín dụng đã cam kết đầu tư cho 120 dự án giao thông. Trong đó, vùng Đông Nam Bộ có khoảng 20 dự án về kết cấu hạ tầng giao thông.

“Ngành ngân hàng đã quan tâm và đầu tư vốn thì đầu tư cho kết cấu hạ tầng của vùng kinh tế trọng điểm, sôi động của phía Nam như vùng Đông Nam Bộ là điều tất yếu”, bà Tùng cho biết.

Tuy nhiên, lãnh đạo vụ chức năng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng cho biết, trong quá trình triển khai xuất hiện khá nhiều vấn đề, chủ yếu xuất phát từ hai khía cạnh.

Thứ nhất là đòi hòi nhu cầu vốn rất lớn. Thứ hai là thời gian đầu rất tư dài nên các tổ chức tín dụng cũng khó trong cân đối nguồn.

“Thời gian qua, do chính sách thu phí của Nhà nước thay đổi dẫn đến doanh thu của một số dự án không đủ, ảnh hướng đến nguồn vốn để trả nợ và ngân hàng cũng gặp khó khăn. Khoảng gần 50% dự án thu không đạt như dự kiến, ảnh hưởng đến việc trả nợ”, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế thông tin.

Theo đó, bà Tùng cho rằng, khi cơ chế thúc đẩy cho hệ thống giao thông thì trước hết cần tháo gỡ khó khăn cho các tổ chức tín dụng cho vay, tức là Nhà nước phải đảm bảo cơ chế thì phí mới ổn định để bảo đảm doanh thu cho dự án như ban đầu. Như vậy, các tổ chức tín dụng mới đủ cơ sở để cho vay.

“Thời gian qua, khoảng 80% vốn đầu tư cho các dự án giao thông theo hình thức BT, BOT là do ngành ngân hàng tài trợ, đặt áp lực quá lớn cho ngành ngân hàng vì đầu tư rất dài hạn”, người trong cuộc này nhìn nhận.

Theo đó, giải pháp được đề xuất là cần đa đạng hoá các nguồn lực đầu tư, Nhà nước phải tăng tỷ lệ đầu tư và các chủ đầu tư phải tăng nguồn vốn tự có.

Ngoài ra, cần tăng cường nguồn huy động từ trong và ngoài nước như FDI, ODA. Đặc biệt, tháng 6 vừa qua, Quốc hội vừa thông qua Luật Đầu tư công tư PPP và cho phép cơ chế chia sẻ rủi ro, phương án tài chính của dự án và cho phép doanh nghiệp dự án có thể phát hành trái phiếu để đầu tư cho công trình kết nối giao thông.

“Tôi cho rằng, cơ chế huy động vốn phù hợp cũng giúp cho các tổ chức tín dụng giảm áp lực cho vay và chia sẻ được rủi ro đối với các dự án giao thông. Trên cơ sở đó, các tổ chức tín dụng cũng tham gia được nhiều hơn vào nhiều dự án. Các tổ chức luôn xem xét đầu tư bảo đảm trên nguyên tắc cân đối nguồn lực của ngành ngân hàng, Không có hạn chế nào đối với dự án giao thông, quan trọng là tính khả thi của các dự án đó”, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế nói.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24