- Tôi cho là hiện tượng giảm mức tiền gửi nó liên quan đến tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Trong điều kiện lãi suất cao còn kéo dài đến nay các tổ chức kinh tế có gửi tiền ở các tổ chức tín dụng thì họ có xu hướng rút tiền về để xử lý các vấn đề của họ, các vấn đề liên quan của các doanh nghiệp với nhau. Cho nên, việc rút tiền gửi nó đã làm cho tổng cung tiền (M2) không tăng được như chúng ta mong muốn trong thời gian vừa rồi.
Tiến sĩ Trần Du Lịch.
Cũng liên quan đến vấn đề này, chúng ta thấy, dư nợ tín dụng cũng không tăng được vì với những tác động của các chính sách vừa rồi thì cũng làm nhiều tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trong bối cảnh lãi suất cao giảm nhu cầu vay. Tuy nhiên, tôi không cho là việc giảm tiền gửi liên quan đến chính sách thắt chặt tiền tệ bởi vì trong thời gian gần đây, NHNN cũng đã có những sự linh hoạt hơn trong việc cung cấp tín dụng. Tôi cho là từ đây đến cuối năm, việc tăng mức tín dụng thông qua các nghiệp vụ của ngân hàng Trung ương sẽ khá hơn và có thể đạt mức 2 con số.
- Ngân hàng Nhà nước cũng mới đưa ra chính sách, cho phép các ngân hàng đẩy mạnh cho vay vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu... Ý kiến ông thế nào trước lo ngại việc mở rộng tín dụng đối với các lĩnh vực này làm cho tăng trưởng tín dụng cả năm 2011 có thể vượt 20%?
-Trong nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ nêu rõ là chính sách tín dụng "chặt chẽ, thận trọng” về điều hành linh hoạt. Nhưng trong thực hiện, tôi cho là có sự máy móc, áp dụng cào bằng với các tổ chức tín dụng trong việc cho vay, kể cả sản xuất, phi sản xuất. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước cần điều chỉnh cho linh hoạt hơn, có phân biệt và đặt ra đối tượng cho vay. Tôi thấy đề nghị một số lĩnh vực thì các tổ chức tín dụng được cho vay vượt khung, vượt trần như cho vay để thu mua, chế biến làm hàng xuất khẩu, cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động... Nắm chắc, đánh giá hiệu quả dự án, cho vay đúng đối tượng thì dòng vốn cho vay sẽ phát huy hiệu quả, giúp phục hồi sản xuất để doanh nghiệp đỡ khó khăn hơn.
- Theo ông đánh giá, thị trường bất động sản sẽ bị tác động thế nào sau động thái nới lỏng tín dụng đối với một số hạng mục?
-Tôi nghĩ là Ngân hàng Nhà nước đưa ra biện pháp như vậy là đúng. Tôi cũng đã từng đề xuất giải pháp này. Hiện nay, chúng ta thực hiện biện pháp gọi là siết chặt, hạn chế cho vay với khu vực gọi là phi sản xuất một cách máy móc. Đặc biệt với thị trường bất động sản, chúng ta đã làm cho thị trường này không có cơ hội phục hồi. Ngay ở thị trường bất động sản hiện nay, chúng ta thừa cao ốc văn phòng, thừa các các căn hộ chung cư cao cấp nhưng hoàn toàn thiếu những căn hộ cho những người có thu nhập trung bình dạng căn hộ 500-600 triệu đồng mỗi căn.
Ví dụ như ở TP HCM, nếu như có những căn hộ loại này sẽ bán rất chạy. Vậy tại sao chúng ta không có chính sách tín dụng tốt phục vụ đối tượng này coi như điểm đột phá, hâm nóng thị trường bất động sản lên và giải quyết những khó khăn cho các ngành liên quan như sản xuất vật liệu xây dựng, sắt thép, tạo tác động lan tỏa đến nền kinh tế. Tôi cho là biện pháp này của Ngân hàng Nhà nước là đúng đắn.
- Nhưng cũng không ít người lo ngại, trong bối cảnh như hiện nay, việc mở van tín dụng bất động sản sẽ làm lạm phát có nguy cơ tăng lên, ý kiến ông thế nào?
Chúng ta không lo rằng, với chính sách như vậy nó ảnh hưởng đến lạm phát, trái với chủ trương trong nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ. Nên nhớ rằng, trong nghị quyết của Chính phủ, mức tăng trưởng tín dụng năm 2011 dư nợ tín dụng tăng ở mức dưới 20%. Bây giờ chúng ta còn quá xa để đạt mục tiêu này. Cho nên dù có nới đi nữa, mức tăng trưởng tín dụng vẫn ở trong tầm kiểm soát được.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: